Bạn đang đọc: Lịch thi sát hạch lái xe Thái Bình 5/5 - ( 16 bầu chọn ) Bạn đang muốn khám phá lịch sát hạch lái xe máy A1...
Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 3 – Chương trình cả năm – Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Văn hóa giao thông Lớp 3 – Chương trình cả năm – Năm học 2020-2021”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG. I. Mục tiêu: - HS biết cần chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - HS biết ý nghĩa các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và thực hiện đúng theo các hiệu lệnh đó. -Giáo dục học sinh chấp hành đúng luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng: - Vệ sinh sân trường. Sân trường kẻ vạch ngã ba, ngã tư đường. - Băng đỏ đeo tay, 1 cờ, 1 còi. III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc. a. Đọc truyện: 1 HS đọc truyện - Đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1! - Đọc thầm đoạn 2, trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi 2,3,4! - Những ai được điều khiển giao thông? - Người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông có đặc điểm gì? - Người điều khiển giao thông thường dùng các phương tiện hỗ trợ gì để ra hiệu lệnh? - Đọc đoạn thơ! Hoạt động 2. thực hành: Đọc yêu cầu! - Quy ước số cho mỗi hình, phần a,b,c cho nội dung diễn đạt bằng lời. - Hãy nối hình vẽ ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng! - Đổi sách, kiểm tra! Nhận xét! - Báo cáo kết quả! * Trò chơi: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội gồm 2 người, nhận 2 nội dung. 1 HS mô tả hành động, 1 HS nêu ý nghĩa của hành động đó. Đội nào trả lời đúng trong 2 phút, đội đó thắng. - Nhận xét. công bố kết quả. Hoạt động 3.Ứng dụng: Trò chơi: Em là người điều khiển giao thông - Chia lớp thành 4 nhóm: 1 HS đóng vai điều khiển giao thông, các thành viên còn lại tham gia giao thông, chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển. - Nhận xét. - Cả lớp theo dõi - Vì mọi người chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. - Cảnh sát giao thông, những người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông. - Mang bang đỏ rộng 10cm, ở khoảng giữa cánh tay phải. - Tay, còi, cờ hoặc gậy chỉ huy giao thông - HS đọc đồng thanh theo thể vè. - 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – g; 5 – e; 6 – c - HS chơi trong 2p mỗi đội. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Hoạt động 4. Củng cố: - Đọc bài thơ trong SGK trang 7. - Em hãy chấp hành đúng theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và về tuyên truyền lại cho những người xung quanh em tham gia giao thông cho đúng! . Bài 2: LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn. 3. Thái độ: - HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa. Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh. - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3. - Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV. III. Các hoạt động dạy học cơ bản: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY H/Đ CỦA TRÒ Hoạt động 1. Khởi động. - H: Em hãy kể tên một số loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết? - H: Trong lớp mình đã có bạn nào từng đi xe buýt, xe lửa? - H: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa em thực hiện như thế nào? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức. - GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” Đừng vội vã”. H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì? - GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: + Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? (Tổ 1+2) + Tại sao Tuấn bị ngã? (Tổ 3+4) - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV nhận xét. H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên xuống như thế nào cho an toàn? - GV nhận xét, chốt ý: Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn. - GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa. Hoạt động 3. thực hành. - GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai. - GV nhận xét. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi: H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì? Là người văn minh, lịch sự, có văn hóa giao thông. GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông. Hoạt động 4. Ứng dụng: Bày tỏ ý kiến. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm? H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6? -GV nhận xét. -GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2: - GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. HS thảo luận trong vòng 5’ - GV gọi đại diện 3 nhóm trình bày câu chuyện của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có câu chuyện hay. -GV chốt ý: Lên xe hay xuống tàu Em luôn luôn ghi nhớ Phải dành phần ưu ái Cho phụ nữ mang thai Cho người già, em nhỏ. Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò: - GV dặn dò học sinh tham gia giao thông an toàn và tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia. Chuẩn bị bài “ An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy” - HS trả lời: xe buýt, taxi, xe lửa, máy bay. - HS: Xe buýt - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày - Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn. - Hs thực hành theo hướng dẫn - Hs trả lời - Hs đọc yêu cầu bài tập 1 - Hs trả lời - Hs đọc yêu cầu bài tập 2 - Thảo luận nhóm 5 - Đại diện các nhóm trình bày. - Hs lắng nghe. .. Bài 3. AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được một số quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy. 2. Kĩ năng: - HS thực hiện các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy để đảm bảo an toàn. 3. Thái độ: - HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người đi trên các phương tiện giao thông đường thủy để trình chiếu. Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 2. Học sinh. - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3. - Áo phao cứu sinh (mỗi tổ một cái). Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV. III. Các hoạt động cơ bản: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY H/Đ CỦA TRÒ Hoạt động 1. Khởi động. - H: Ở lớp, có bạn nào đã từng đi trên các phương tiện giao thông đường thủy? - H: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, em thấy có những quy định gì? Hoạt động 2. Tìm hiểu truyện “An toàn là trên hết” - GV yêu cầu 1 HS đọc truyện” An toàn là trên hết”. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: Câu 1: Vì sao cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu? (Tổ 1) Câu 2: Khi Hiếu không được phát áo phao, ba của Hiếu đã làm gì?(Tổ 2) Câu 3: Em có suy nghĩ gì về việc ba của Hiếu yêu cầu cô nhân viên phải chấp hành đúng quy định? (Tổ 3). Câu 4: Tại sao hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao? (Tổ 4) - GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, chốt ý: “Đi trên sông nước miền nào Cũng đừng quên mặc áo phao vào người” - GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa. Hoạt động 3. thực hành - GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Em hãy đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm. - GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, chất vấn. - GV nhận xét. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi H: Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh 3,4,5? GV nhận xét, tuyên dương những câu nói hay. - GV chốt ý: Nghe vẻ, nghe ve Nguy hiểm vô vàn Nghe vè đường thủy Đang chờ chực sẵn Hãy luôn nhớ kĩ Dòng nước im ắng Khi đi thuyền, đò. Đầy mối hiểm nguy Bạn ơi nhớ ghi Đừng có hét to Bài vè đường thủy. Giỡn đùa cợt nhé Cũng đừng buông bỏ Áo phao khỏi người Hoạt động 4. Ưng dụng: - GV nêu tình huống theo nội dung bài tập 2. Nếu em là hành khách đi trên chuyến đò dưới đây, em sẽ nói gì với cô lái đò? Một chiếc đò chuẩn bị rời bến. Cô lái đò nói với hành khách: “Ai cần mặc áo phao thì bảo với tôi nhé! Mà từ đây qua bên đó có mấy phút thôi, mặc làm gì cho mất công.” + GV cho HS thảo luận nhóm 5. + GV cho HS đóng vai xử lí tình huống. + GV mời 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét. + GV nhận xét, tuyên dương. GV chốt ý: Khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy, nếu chủ phương tiện không có áo phao thì nhất định chúng ta không đi. Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò: - H: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, em sẽ làm gì để đảm bảo an toàn? - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau: “Văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. - Hs trả lời - Hs đọc truyện - Thảo luận nhóm TL: Cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu vì đã hết áo phao, chỉ còn hai chiếc áo phao cô đã phát cho ba mẹ Hiếu TL: Ba của Hiếu rất lo lắng về sự an toàn của Hiếu, ba Hiếu đã hết lần này đến lần khác nhắc cô nhân viên phải thực hiện đúng quy định giao thông đường thủy: mặc áo phao để đảm bảo an toàn. -Nhóm suy nghĩ TL. TL: Hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn, tránh đuối nước... - Hs thực hiện - Thảo thuận nhóm đôi và trả lời - Thảo luận nhóm 5 - Hs đóng vai xử lí tình huống . Bài 4: VĂN MINH LỊCH SỰ KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết được như thế nào là văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. 2. Kĩ năng: Biết ứng xử văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Biết chấp hành đúng quy định để đảm bảo an toàn. 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh, biết giữ lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng thực hiện để đảm bảo an toàn. I. Chuẩn bị: 1. Giáo viên. Tranh ảnh, đọc clip lên xuống xe, đi tàu thuyền an toàn/không an toàn. 2. Học sinh: - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 - Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV. III. Các hoạt động dạy ... ạn diễn ra Sẵn lòng giúp đỡ dẫu là không quen Nếu cần thuật lại rõ thêm Đúng, sai, phải, trái, đôi bên rõ ràng. Hoạt động 4. ứng dụng: + Gv mời 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến, Gv nhận xét. -Gv cho Hs thảo luận nhóm 4 tình huống: Trên đường đi học về nếu em nhìn thấy hai bạn học sinh đi xe đạp va phải nhau. Cả hai bạn đều ngã bất tỉnh. Em sẽ làm gì trước tình huống đó? -Gv chốt ý: Khi gặp tai nạn hiểm nguy Kịp thời kêu gọi người đi giúp liền. Hoạt động 5. Củng cố - dặn dò: Gv liên hệ giáo dục: Để tránh va chạm giao thông, các em cần phải làm gì? -Dặn dò Hs chuẩn bị bài sau. -HS xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn. -Một số Hs nêu, HS khác nhận xét. – HS lắng nghe. -HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi. -Đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác bổ sung ý kiến. -HS đọc thầm nội dung của các tình huống kết hợp xem tranh. -HS thảo luận nhóm đôi. -Đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến. -HS thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành. +1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến. . Bài 7: NHÌN THẤY VẬT CẢN KHÔNG AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết thế nào là giao thông an toàn, đúng luật. Chấp hành tốt an toàn giao thông là thể hiện nếp sống văn minh. 2.Kỹ năng: HS biết cách xử lý khi nhìn thấy vật cản trên đường giao thông để đảm bảo an toàn cho mọi người Thái độ: HS hình thành thói quen dọn dẹp, xử lý vật cản không an toàn khi nhìn thấy trên đường giao thông. HS thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện an toàn khi tham gia giao thông. 2. Chuẩn bị: a.Giáo viên: Tranh ảnh về các loại đường giao thông và 1 số vật cản trên các đường giao thông đó. Các tranh ảnh trong bài ở sách Văn hóa giao thông. b.Học sinh: Sách văn hóa giao thông dành cho lớp 3. Đồ dùng dạy học sử dụng trong tiết học theo sự phân công của giáo viên. 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: khởi động -HS xem 1 số hình ảnh về đường giao thông có vật cản nằm trên đó, hỏi: -Em đã bao giờ thấy vật cản nằm trên đường đi của mình chưa? Khi đó em đã làm gì? -GV giới thiệu cho Hs vào bài mới. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức. -2 HS đọc câu chyện “Có phải tại viên gạch”. + Khi đang đứng đợi ba mẹ đi làm về, Việt và Nam đã nhìn thấy điều gì? + Nhìn thấy những viên gạch rơi xuống đường, Nam đã bảo Việt làm gì? Việt có đồng ý làm theo lời Nam không? + Tại sao ba mẹ Việt bị ngã? Câu hỏi phụ: Nếu em là Việt trong câu chuyện, em sẽ làm gì? Chốt: Vậy khi nhìn thấy vật cản không an toàn trên đường giao thông, chúng ta nên làm gì? -GV chốt ý, y/c hs đọc câu thơ: Nếu thấy vật cản trên đường Hãy mau dọn dẹp, tai ương đâu còn. Hoạt động 3. thực hành: HS quan sát các hình ảnh ở HĐ thực hành trong sách/28, 29, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: -“Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy trên đường phố những hình ảnh sau?” ; “Nếu để nguyên vật cản đó trên đường thì sẽ có điều gì xảy ra?” -GV đưa từng hình ảnh. -GV: lưu ý những vật cản quá to hoặc có thể gây nguy hiểm cần nhờ người lớn giúp đỡ. Vật làm cản trở giao thông Gây bao nguy hiểm ta không thể ngờ Người, xe qua lại hàng giờ Chung tay dọn dẹp không chờ đợi ai. Hoạt động 4. Ứng dụng. -HS tự suy nghĩ và viết tiếp nội dung câu chuyện ở sách/30. -HS tập đóng vai theo nhóm đôi, xử lý tình huống trong câu chuyện trên, tiết học sau các nhóm sẽ trình bày. Hoạt động 5. Củng cố - dặn dò: HS liên hệ trường hợp bản thân mình đã nhìn thấy vật cản gây nguy hiểm trên đường và cách xử lý. Gv liên hệ giáo dục -GV nhận xét tiết học, dặn dò Hs chuẩn bị bài sau. -HS thảo luận nhóm các câu hỏi trong sách/28. -HS trả lời. -HS trả lời cách xử lý của mình khi nhìn thấy vật cản trên đường phố. -HS đọc các câu thơ. 1 số HS đọc câu chuyện của mình. Bạn nhận xét, bổ sung .. BÀI 8: KHI NGƯỜI THÂN VỪA NGHE ĐIỆN THOẠI VỪA ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS biết được sự nguy hiểm khi vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông. 2. Kĩ năng. - Biết cách xử lý khi phát hiện người thân vừa nghe điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông. - Biết ngăn cản người thân khi vừa sử dụng điện thoại vừa điều khiển phương tiện giao thông. - Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông. 3. Thái độ. Biết nhắc nhở mọi người không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tranh ảnh về người vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại để chiếu minh họa (nếu là giáo án điện tử) - Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị tranh ảnh về người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng điện thoại trong đồ dùng học tập của nhà trường. - Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh. Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi. IV. Các hoạt động dạy học cơ bản. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. Hoạt động 1: Khởi động. Gv đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài. - Em đã từng đi những loại phương tiện giao thông đường bộ nào? - Khi đi ô tô/xe máy ai chở em? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: Đọc truyện “Ba ơi! Dừng xe rồi nghe điện thoại” + Khi đang đi trên đường, điện thoại reo, ba Thanh đã làm gì? + Thanh cảm thấy thế nào khi ba vừa lái xe vừa nghe điện thoại? Vì sao ba và Thanh bị ngã? + Theo em, nếu Thanh dứt khoát nhắc ba dừng xe để nghe điện thoại thì tai nạn có thể tránh được không? + Nếu em thấy người thân vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, em sẽ làm gì? -GV nêu một số hậu quả của việc vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại. Hoạt động 3. thực hành -GV nêu câu hỏi 1 bài tập thực hành: 1. Em hãy nêu những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại. - GV chốt: Những nguy hiểm có thể gặp khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại: Va vào xe người khác. Bị xe người khác va vào mình + Không xử lý kịp các những nguy hiểm xảy ra trên đường. - GV yêu cầu Hs đọc câu lệnh bài tập 2: Em hãy ghi Đ vào ô □ ở hình ảnh thể hiện điều nên làm, ghi S vào □ ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm. - GV HD học sinh xem tranh và hỏi: + Em thấy gì qua bức tranh? + Em thấy việc làm trong tranh đúng hay sai? Vì sao? - Nếu trong thực tế, em gặp những hành động chưa đúng như trong các hình ảnh,em sẽ làm gì? Hoạt động 4. ứng dụng. + Em thấy gì qua bức tranh? ( tranh 1) (Mẹ Ngân dừng lại nghe điện thoại). + Theo em việc làm này đúng hay sai? + Tương tự với tranh 2 + Nếu em là Ngân em sẽ làm thế nào? -GV: Khi điều khiển giao thông nghe điện thoại reo phải dừng lại bên đường để nghe. Không được vừa lái xe vừa nghe điện thoại như vậy sẽ gây nguy hiểm cho mình và người khác. Hoạt động 5: Củng cố. GV hệ thống lại bài và giáo dục. Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS đọc truyện, quan sát hình ảnh trong sách và cho HS thảo luận nhóm đôi hoặc thảo luận cả lớp theo các câu hỏi: -Một số HS phát biểu, lớp góp ý. - HS thảo luận nhóm đôi sau đó gọi đại diện các nhóm phát biểu. -Lớp làm bài tập. -HS trả lời. - HS đọc mẩu chuyện ngắn trong sách. -HS trả lời. BÀI 9: KHÔNG NGHỊCH PHÁ ĐÈN TÍN HIỆU, BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS biết được sự nguy hiểm khi nghịch phá biến báo giao thông. 2. Kĩ năng. - Biết cách xử lý khi phát hiện người khác nghịch phá biển báo giao thông. - Không nghịch phá biển báo hiệu giao thông. - Biết đánh giá hành vi đúng-sai của người khác về việc phá hoại biển báo giao thông. 3. Thái độ. Biết nhắc nhở mọi người không nghịch phá biển báo hiệu giao thông. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tranh ảnh về biển báo và đèn tín hiệu giao thông( nếu là giáo án điện tử). - Tranh ảnh sưu tầm hoặc chuẩn bị, hoặc tranh ảnh về về biển báo và đèn tín hiệu giao thông trong đồ dùng học tập của nhà trường. - Các hình ảnh trong sách Văn hóa giao thông lớp 3 2. Học sinh. Sách văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học: Có thể sử dụng kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: trải nghiệm, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. Khởi động. - Đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông có tác dụng gì? (Chỉ dẫn cho người đi đường đi đúng) - Nếu biển báo giao thông và đèn tín hiệu giao thông bị phá vỡ thì sẽ gây hậu quả gì? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức: + Lộc đề nghị Phúc thi bắn cái gì? + Em có ủng hộ trò chơi của hai bạn không? Vì sao? + Tại sao Liễu nói với Lộc và Phúc rằng “Không ai hay hơn hết”. Hoạt động 3. thực hành. - GV đưa lần lượt 4 tranh trong hoạt động thực hành, hỏi: + Em nhìn thấy gì qua mỗi bức tranh? (Tranh 1: Có 1 bạn leo lên đèn tín hiệu giao thông; Tranh 2: Một bạn đang ném đá vào đèn tín hiệu giao thông; Tranh 3: Một bạn cõng bạn khác dán giấy vào biển báo dành cho người đi bộ; Tranh 4: Hai bạn đang khiêng biển báo đi nơi khác) - GV giới thiệu: Đây là trò chơi của các bạn. Nếu em được rủ tham gia các trò chơi này em sẽ trả lời như thế nào? - GV nhận xét, tuyên dương những câu trả lời hay. Hoạt động 4. Ứng dụng. + Câu chuyện có mấy nhân vật? + Thái rủ Trọng làm gì? + Trọng có đồng ý với việc làm của Thái không? + Nếu là Trọng em sẽ ngăn cản Thái bằng cách nào?. - Bình chọn nhóm có cách diễn xuất tự nhiên và có cách giải quyết hay nhất. -GV Biển báo và đèn tín hiệu giao thông là để mọi người tham gia giao thông thực hiện đúng, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện giao thông. Nếu chúng ta nghịch phá biển báo và đèn tín hiệu giao thông thì người tham gia giao thông sẽ không thực hiện đúng luật dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Hoạt động 5. Củng cố. GV hệ thống lại bài, giáo dục. -Dặn dò HS chuẩn bị lần sau. -HS Đọc truyện “Ai hay hơn”. - Thảo luận câu hỏi trong sách: -HS trả lời. - HS thảo luận nhóm 4 theo tổ, mỗi tổ một bức tranh. - Gọi đại diện mỗi tổ trả lời. - HS đọc truyện. -HS tham gia đóng vai theo tổ để giải quyết tình huống. ..
Source: https://vh2.com.vn
Category : Giao Thông