Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Tự học – con đường phát triển năng lực và phẩm chất người học – THPT Quang Trung Quảng Bình

Đăng ngày 15 May, 2023 bởi admin

Tự học – con đường phát triển năng lực và phẩm chất người học

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm còn sống thì còn phải học. Với Người, đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng ngày càng cao nhiệm vụ cách mạng. “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ thì thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”.
Tự học là tự động học tập. Người học tự giác, tự chủ không cần sự nhắc nhở, giao nhiệm vụ từ người khác. Tự học hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của bản thân người học. Từ đó, người học tự vạch ra kế hoạch học tập cho chính mình, kiên trì và nhẫn nại thực hiện kế hoạch đó một cách bài bản, sau đó tự kiểm tra đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Tự học trước hết là con đường giúp người học phát triển năng lực, nâng cao sự hiểu biết. Bởi tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, vì vậy việc học hỏi là vô cùng. Thông qua tự học, hiểu biết của người học ngày càng được nâng cao. Nội dung của tự học phong phú và đa dạng, do vậy tự học làm cho kiến thức của người học không những được nâng cao mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách, bởi “học tập để phát triển ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm” hay «để tiến bộ mãi » (Hồ Chí Minh). Tự học trước hết nhằm mục đích thúc đẩy và nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, đồng thời góp phần nâng cao năng lực của người học.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học. Trên hành trình tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc, không có nhiều điều kiện để học tập chính quy, Người phải tiến hành tự học để nâng cao hiểu biết của mình. Người quan niệm “học hỏi là vô cùng”, và theo Người, để có một trình độ hiểu biết uyên thâm thì nhất định phải tiến hành tự học. Trong khi không có nhiều thời gian học chính quy về chính trị nhưng bản thân Hồ Chí Minh là một nhà chính trị kiệt xuất; chưa từng học ở trường dạy viết báo nhưng Người là một nhà báo thiên tài. Để đạt được những trình độ như vậy, Hồ Chí Minh đều nhờ vào quá trình tự học, thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng, năng lực của cá nhân ngày càng hoàn thiện. Sau này, Người nhiều lần khẳng định tự học góp phần rất lớn trong việc trau dồi năng lực của cá nhân, từ đó hướng tới mục đích cao nhất của việc tự học là phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ công cuộc giành độc lập, tự do và xây dựng đất nước.
Tự học còn là con đường giúp người học phát triển phẩm chất, hoàn thiện nhân cách một cách hiệu quả. Thông qua tự học, người học rèn luyện cho mình đức tính chăm chỉ, lòng trung thực, ý chí, tinh thần trách nhiệm trong công việc và cuộc sống. Cùng với sự mở mang kiến thức, tự học giúp người học hình thành những cảm xúc, suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan, yêu thương, chia sẽ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Bằng say mê tự học, tự nghiên cứu, người học còn có những hoạt động thích hợp đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân.
Xã hội càng phát triển thì càng thuận lợi cho việc tự học. Cụ thể như hiện nay có nhiều sách báo, tài liệu, nhiều kênh thông tin, nhiều phương tiện máy móc, tin học và mạng internet, khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, cùng với đó là sự hội nhập quốc tế… mở ra những cơ hội lớn cho mỗi người. Tuy nhiên lực cản của sự tự học cũng không phải là ít. Đó là sự lười biếng; thiếu ý chí, thiếu tự giác;
không có thói quen tư duy độc lập; sự bảo thủ, dấu giốt, tự cao tự đại, tự cho mình là giỏi nhất thiên hạ; nản chí khi đứng trước những vấn đề mới mẻ, khó khăn; tự thỏa mãn; không xác định được động cơ mục đích học tập như học chỉ để lấy bằng cấp chứ không phải học để làm, học để sống…
Tóm lại, tự học, tự rèn luyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển năng lực và phẩm chất con người. Vì vậy mỗi người không không ngừng tự học, tự đào tạo, tự khẳng định mình.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nhân