Simulacrum, từ simulacrum Latin, là một sự bắt chước, giả mạo hoặc hư cấu. Khái niệm này được liên kết với mô phỏng, đó là hành động mô phỏng .Một...
Trường Đại Học Ngoại Ngữ – Tin Học TPHCM | KenhTuyenSinh
Trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 26-10-1994 theo quyết định số 616/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường là Trường Ngoại ngữ và Tin học Sài Gòn (1992). Tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 15-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi loại hình trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh từ loại hình trường ĐH dân lập sang loại hình trường ĐH tư thục.
Gần 25 năm qua, bằng sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, HUFLIT đã trở thành trường đại học ngoài công lập được xã hội đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Trường đã thiết lập nhiều mối quan hệ quốc tế với các trường đại học trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, Trường đã đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xã hội hóa giáo dục, công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – văn hóa đất nước.
Trường có 08 Khoa, 02 Bộ môn, 04 Phòng, 03 Ban, 01 Thư viện và 03 Trung tâm trực thuộc với số lượng CBNV và giảng viên thay đổi và đáp ứng theo nhu cầu thực tế.
Thành tích tiêu biểu
Trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III (2007); 07 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2002-2007); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo và thực hiện cuộc vận động “Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm” 10 năm (1994-2004); 04 cờ thi đua và 05 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên…; và nhiều Bằng khen khác của các Bộ, Ngành trung ương.
Về công tác NCKH, từ năm 2014 đến nay, hoạt động NCKH của Nhà trường có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Quy chế hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường ban hành ngày 13/8/2014 và Quy định về việc cử và hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giảng viên tham dự Hội thảo trong và ngoài nước ban hành ngày 24/11/2015 đã tạo nhiều điều kiện cho cán bộ, giảng viên Nhà trường phát huy khả năng nghiên cứu, cũng như giao lưu học hỏi kinh nghiệm khoa học với các Trường bạn.
Ngày 22/01/2016, Trường đã tổ chức thành công Tọa đàm quốc tế “Sự chuẩn bị và đón đầu xu thế của giáo dục đại học khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN” với sự tham dự của các Tổng Lãnh sự, Lãnh sự, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp các nước ASEAN tại Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á và các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong và ngoài nước, được công luận đánh giá cao và tạo dấu ấn mạnh mẽ trên diễn đàn NCKH.
Hoạt động NCKH trong giảng viên diễn ra sôi nổi thông qua các Hội thảo khoa học cấp Trường và cấp Khoa với những đề tài thiết thực, trực tiếp phục vụ cho việc nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã tổ chức các Hội thảo bàn về những vấn đề xoay quanh TPP, FTA, AEC … đều là những vấn đề thời sự kinh tế – xã hội được đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên quan tâm.
Về hoạt động NCKH sinh viên, định kỳ Nhà trường tổ chức xét, đánh giá đề tài NCKH sinh viên cấp Trường. Và thông qua đó chọn những đề tài có chất lượng gửi tham dự Giải thưởng sinh viên NCKH Eureka do Thành Đoàn TP.HCM phối hợp với Đại học quốc gia TP.HCM tổ chức. Trong năm 2015, Trường có một đề tài NCKH sinh viên đạt giải khuyến khích khối ngành kinh tế khi tham gia giải thưởng này.
Ngoài ra, Trường đã nhận được giấy phép phát hành Tạp chí và mã số ISSN cho Tạp chí. Đến nay Tạp chí đã phát hành được 04 số: tháng 10/2015, tháng 4/2016, tháng 10/2016 và tháng 4/2017. Đây là diễn đàn NCKH với các nhà khoa học uy tín, hàng đầu trong và ngoài nước, góp phần lớn khẳng định chất lượng hoạt động NCKH của Nhà trường.
Đảng bộ cơ sở hiện có 87 đảng viên, trên 48 đảng viên được kết nạp tại Trường sinh hoạt tại 13 chi bộ, trong đó có 01 chi bộ Sinh viên. Chín năm liên tiếp 1998 – 2007 và năm 2011, 2012, Đảng bộ được công nhận “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, trong đó có 6 năm liền được Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu (2002 – 2007). Trong những năm gần đây, Đảng bộ Trường đều đạt “Trong sạch vững mạnh”.
Công Đoàn trường được tặng thưởng Huân chương lao động hạng III (2012); 02 cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 18 cờ thi đua của Liên đoàn Lao động Thành phố; 03 cờ thi đua của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; và nhiều bằng khen khác cho các tập thể và cá nhân trong hoạt động công đoàn.
Đoàn Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM là Cơ sở Đoàn tương đương Quận, huyện đoàn, trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh với hơn 20 năm hình thành và phát triển đã thực hiện được nhiều công trình, phần việc hữu ích, có ý nghĩa với cộng đồng và xã hội, được sự ghi nhận từ các cấp lãnh đạo trong và ngoài trường.
Hội Sinh viên trường được thành lập từ năm 1998, nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến, xuất sắc. Được Trung ương Hội và UBND Thành phố tặng nhiều Bằng khen cho đơn vị xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên. Đạt nhiều huy chương các loại trong phong trào văn thể mỹ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quân khu 7 trao tặng.
Về Quan hệ quốc tế, với việc phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu và sứ mệnh đào tạo của Trường, HUFLIT ngoài việc không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, hệ thống quản lý, Trường còn luôn tích cực chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo ngay từ khi mới thành lập thông qua các hoạt động hữu nghị, hợp tác học thuật và ngoại giao nhân dân. Ngay từ khi mới thành lập, HUFLIT đã xác định hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ chiến lược của Trường nhằm thiết thực góp phần vào việc đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên cũng như xây dựng và cải tiến cơ sở vật chất, bổ sung nguồn tư liệu, thông tin về giáo dục đào tạo; trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học quốc tế.
Với tư cách thành viên của các tổ chức văn hóa, hữu nghị, Trường đã tham gia phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, hữu nghị, ngoại giao và nhiều hoạt động giáo dục nhằm góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa” trên tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, đồng thời cũng nhằm tạo điều kiện cho HUFLIT mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế của HUFLIT chủ yếu thông qua những chương trình như sau:
- Trao đổi cán bộ, giảng viên và sinh viên;
- Tổ chức đón tiếp các đoàn từ các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức nước ngoài đến thăm và làm việc với HUFLIT;
- Tổ chức các đoàn ra nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các cơ sở đào tạo, các cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Tổ chức hội nghị khoa học, hội thảo quốc tế, tọa đàm chuyên đề;
- Tiếp nhận viện trợ tài liệu, giáo trình, trang thiết bị,… phục vụ công tác đào tạo từ các cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Tiếp nhận các nguồn học bổng và tài trợ nước ngoài;
- Liên kết đào tạo và thực hiện các chương trình hợp tác học thuật như chương trình chuyển tiếp, chương trình ngôn ngữ, chương trình thực tập, chương trình giao lưu văn hóa và học tập ngắn hạn,…;
- Tiếp nhận tình nguyện viên, chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy tại Trường;
- Phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, các hội hữu nghị và các cơ quan hữu quan tại TP. HCM tổ chức các hoạt động hữu nghị và thực hiện công tác ngoại giao nhân dân.
Tính đến năm 2017, Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 80 trường đại học và tổ chức đến từ các quốc gia khác nhau: Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines,… Số lượng sinh viên trao đổi hằng năm giữa HUFLIT và các trường đối tác không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, đặc biệt là với các trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàng năm, Trường tiếp nhận nhiều đoàn sinh viên từ các trường đối tác đến tham quan, học tập. Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, cho đến nay HUFLIT đã gửi hàng trăm cán bộ, giảng viên và sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài qua các chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên, liên kết đào tạo, học bổng, thực tập, tham quan thực tế và các hoạt động học thuật khác như dự hội thảo, workshop, seminar, báo cáo chuyên đề,… trong đó nhiều nhất là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Thái Lan,… Mỗi năm, Trường đã tổ chức đón tiếp khoảng 60 đoàn viếng thăm và trao đổi khả năng hợp tác, đồng thời cử nhiều đoàn HUFLIT sang thăm và làm việc với các đối tác.
HUFLIT đã tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc tế có ý nghĩa và ảnh hưởng tích cực về mặt văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục như hội thảo quốc tế Việt – Nhật, Việt – Hàn, Việt – Trung, Việt Nam – Indonesia,…
Về hoạt động hữu nghị, Trường là thành viên của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP. HCM và các tổ chức khác như Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (AUF), Đại học không biên giới (UST), Hội mùa Xuân của Pháp (AP) và có 12 chi hội hữu nghị hoạt động hiệu quả. Hằng năm, HUFLIT tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, hữu nghị nhân các dịp lễ lớn và các sự kiện quan trọng của các nước,… Các chi hội hữu nghị và nhiều cá nhân của Trường đã nhận được nhiều bằng khen, kỷ niệm chương từ UBND TP.HCM, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam và TP. HCM đối với sự đóng góp tích cực vào công tác ngoại giao nhân dân.
Trường hiện có các chi hội hữu nghị sau:
- Chi hội hữu nghị Việt – Anh
- Chi hội hữu nghị Việt – Ấn
- Chi hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia
- Chi hội hữu nghị Việt Nam – Cuba
- Chi hội hữu nghị Việt – Đức
- Chi hội hữu nghị Việt – Hàn
- Chi hội hữu nghị Việt Nam – Indonesia
- Chi hội Hữu nghị Việt – Nhật
- Chi hội hữu nghị Việt – Pháp
- Chi hội hữu nghị Việt – Thái
- Chi hội Hữu nghị Việt – Trung
- Chi hội Hữu nghị Việt – Mỹ
Source: https://vh2.com.vn
Category : Tin Học