Simulacrum, từ simulacrum Latin, là một sự bắt chước, giả mạo hoặc hư cấu. Khái niệm này được liên kết với mô phỏng, đó là hành động mô phỏng .Một...
Giáo trình tin học đại cương – Thư Viện PDF
Giáo trình gồm 7 chương, mỗi chương là một mảng kiến thức tương đối độc lập với các chương khác. Bạn đọc có thể lựa chọn đọc những phần phù hợp với nhu cầu mà hầu như không gặp trở ngại về sự đòi hỏi kiến thức từ các phần trước.
Chương 1: Giới thiệu chung, do TS. Phạm Quang Dũng và ThS. Trần Thị Thu Huyền viết. Chương này giới thiệu một số kiến thức nền tảng chung gồm: (1) Các khái niệm về dữ liệu, thông tin, tin học, công nghệ thông tin; (2) Các hệ thống số dùng trong máy tính; (3) Mã hóa và biểu diễn thông tin trong máy tính; và (4) Các ứng dụng của công nghệ thông tin.
Chương 2: Cấu trúc máy tính, do TS. Phạm Quang Dũng biên soạn. Chương 2 đề cập đến: (1) Chức năng, sơ đồ tổ chức, nguyên lý hoạt động của máy tính; (2) Cấu trúc và chức năng của các thành phần cơ bản của máy tính, thuộc 4 khối chức năng gồm: bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi và liên kết hệ thống.
Chương 3: Phần mềm máy tính và hệ điều hành, được viết bởi ThS. Phạm Thủy Vân. Qua chương này bạn đọc có thể hiểu được các vấn đề về: (1) Khái niệm và phân loại phần mềm máy tính, quy trình phát triển phần mềm; (2) Khái niệm, lịch sử phát triển hệ điều hành, một số hệ điều hành thông dụng cho máy tính và các thiết bị di động.
Chương 4: Mạng máy tính và Internet, do ThS. Phan Thị Thu Hồng đảm nhiệm. Chương này giới thiệu đến bạn đọc các kiến thức cơ bản về mạng máy tính và Internet bao gồm: (1) Khái niệm, các thành phần cơ bản, các mô hình kết nối và giao thức mạng, phân loại mạng máy tính; (2) Các khái niệm, các dịch vụ phổ biến như world wide web, tìm kiếm, thư điện tử, lưu trữ đám mây.
Chương 5: Cơ sở dữ liệu, do ThS. Hoàng Thị Hà biên soạn. Trong chương này bạn đọc có thể nắm được những kiến thức về: (1) Cơ sở dữ liệu: khái niệm, lợi ích các mức thể hiện của cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu; (2) Khái niệm và chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu; và (3) Các câu lệnh của ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL).
Chương 6: Thuật toán và ngôn ngữ lập trình, được viết bởi ThS. Lê Thị Nhung. Chương này giới thiệu với bạn đọc: (1) Khái niệm, các tính chất, các cách diễn đạt thuật toán, thiết kế thuật toán và đánh giá độ phức tạp; (2) Khái niệm về ngôn ngữ lập trình, trình biên dịch và trình thông dịch.
Chương 7: Các vấn đề xã hội của công nghệ thông tin; do ThS. Nguyễn Văn Hoàng đảm nhiệm. Qua chương này bạn đọc có thể thu nhận được các kiến thức về: (1) An toàn thông tin như các tài nguyên có thể bị xâm phạm, các hình thức tấn công để lấy cắp hay phá hoại thông tin; (2) Một số điều trong Bộ luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực tin học; và (3) Vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu trí tuệ trong công nghệ thông tin nói riêng.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Tin Học