7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT Tác giả : Sean CoveyChịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập :ĐINH THỊ THANH THỦY Bạn đang đọc:...
Phần hai: Giới thiệu một số đề ôn tập-Đề 14 – Trang thư viện tổng hợp mẫu đề thi tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên.
Gợi ý, đáp án
Nguồn website dethi123.com
I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Phú không sinh được lễ nghĩa. Trọc phú càng không. Lễ nghĩa không là đặc quyền của người giàu. Lễ nghĩa thuộc về người có giáo dục, có văn hoá. Người giàu (phú), có giáo dục, có văn hoá (quý) thì mới lễ nghĩa được. Giáo dục, văn hoá ở đây không đồng nghĩa với bằng cấp, học vị. | Nước ta khi còn thuộc địa, dân ta thất học, nghèo khó nhưng không thiếu người lễ nghĩa, họ thể hiện những nét đẹp trong truyền thống đạo đức của người Việt.
Ngược lại bây giờ, nước ta đã độc lập, thống nhất, dân ta nhiều người từ nghèo khó đã trở thành giàu có (có làng trở thành “làng tỉ phú”, dân quê xây biệt thự sắm xe hơi cũng là chuyện thường); từ thất học nay thì “thừa học” (ngày xưa đỗ tú tài đã là quý hiếm, bây giờ thì cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ nhiều không kể xiết; có làng ngày xưa rất nghèo, dân mò cua bắt ốc, dân làng phần lớn mù chữ, nay có tới năm, bảy ông tiến sĩ, …), thế mà lễ nghĩa như là chuyện trên trời.
Đâu đó vẫn vang lên tiếng cha mẹ mắng con, anh chửi em “mày là thằng bất nhân, bất nghĩa!”. Con cái đối với cha mẹ, anh em ruột đối xử với nhau, học trò đối với thầy cô giáo, con người ứng xử với con người… nhiều chuyện nếu kể ra thì đau
lòng lắm, mà đấy là chuyện thường ngày ở huyện”. Kính trên nhường dưới, hiếu để với cha mẹ, thành kính với tổ tiên, với tiền nhân, giúp đỡ người gặp hoạn nạn, người yếu thế… những câu chuyện của lễ nghĩa như thế càng ngày càng ít được kể lại.
Lễ nghĩa là đạo đức truyền thống của người Việt. Đã vô đạo đức thì làm gì có lễ nghĩa. Nhưng những mặc cảm về sự vô đạo đức đã dẫn tới sự phô trương lễ nghĩa, nhất là ở những người mới giàu (trọc phú). ..
| Xây nhà thờ họ tốn kém tiền tỉ, tổ chức mừng thượng thọ cỡ vài trăm triệu cho cha mẹ, lập bàn thờ gia đình rất cầu kì, cúng giỗ cỗ bàn liên miên,… để khoe chữ hiếu, để khoe sự thành kính, để khoe nghĩa tình, để khoe đủ thứ đủ kiểu.
Lễ nghĩa đầu chỉ là hành vi, đầu chỉ là việc thực hiện những nghi thức, và nó tuyệt nhiên không thể mua được bằng tiền. Lễ nghĩa là nhân cách bên trong mỗi con người, đôi khi nó không thể diễn tả bằng hành vi, bằng lời nói.
Phú quý sinh lễ nghĩa có khi chỉ là một cách nói nước đội. Cũng có thể hiểu nếu phú mà quý thì có thể sinh lễ nghĩa, nhưng cũng có thể hiểu theo kiểu “ái chà, phú quý sinh lễ nghĩa ấy mà” với một nụ cười mỉm.
(Nhạc sĩ Dương Thụ, Ngày mùng 1 Tết nói chuyện nếp người,
dẫn theo www.tuoitre.vn, ngày 16-02-2018) Câu 1. Xác định chủ đề của bài viết. Câu 2. Tại sao tác giả nói “Lễ nghĩa không là đặc quyền của người giàu”?
Câu 3. Theo nội dung bài viết thì thành ngữ “phú quý sinh lễ nghĩa” cần được hiểu như thế nào cho đúng? | Câu 4. Anh/chị có tán thành quan điểm của người viết không? (trình bày suy nghĩ trong khoảng 5-7 dòng). II- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) | Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân của thói “đạo đức giả” trong xã hội ngày nay và cách khắc phục.
Câu 2 (5,0 điểm)
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các | chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp
mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống của bếp. Nhưng đếm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. | Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đúng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy. | Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thôi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ,…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phe từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. | Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
– A Phủ cho tôi đi. | A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
– Ở đây thì chết mất. – A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
” (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai,
| NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.13 – 14). Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đoạn trích trên và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa nhân đạo của tình huống truyện này.
Gợi ý, đáp án
Câu 1. Bài viết bàn về mối quan hệ giữa phú quý và lễ nghĩa.
hia.
Câu 2. Lễ nghĩa là hành vi, cách ứng xử đúng mực, thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với người khác. Lễ nghĩa được hình thành từ giáo dục nhưng nó phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân. Người ta có thể giàu có, có thể có nhiều bằng cấp những vẫn không thể “mua được” lễ nghĩa bởi lễ nghĩa là ý thức đạo đức của bất kì ai, không kể giàu nghèo.. Câu 3. Theo nội dung bài viết thì nghĩa của thành ngữ “Phú quý sinh lễ nghĩa” phải gắn liền với từng hoàn cảnh:
– Người ta từ nghèo khó đi đến thành công. Khi giàu có, họ làm những việc “lễ nghĩa” để tri ân, để tỏ lòng thành kính hoặc nghĩa tình với gia đình, thầy cô, bè bạn hoặc với ai đó trong xã hội. Hành động “sinh lễ nghĩa” lúc đó xuất phát từ tấm lòng chân thành và là điều đáng quý, đáng trân trọng. • – Tuy nhiên, cũng có người dựa vào sự giàu có, nghĩ và làm những việc cầu kì, cốt để khoe mẽ, phô trương. Hành động “sinh lễ nghĩa” lúc đó xuất phát từ sự kiêu ngạo, từ những toan tính cá nhân, có thể chưa ảnh hưởng đến xã hội nhưng nó là hành động kệch cỡm, không đáng trọng.
Câu 4. Học sinh có thể nêu ý kiến cá nhân nhưng cần lí giải hợp lí và thuyết phục. Về cơ bản ý kiến của tác giả bài viết là đúng đắn cả về mặt nhận thức lẫn thực tiễn. Nó cho ta hiểu sâu sắc vấn đề phú quý và lễ nghĩa, đồng thời cũng có tính chất cảnh báo, nhắc nhở chúng ta cần hành xử sao cho phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. II- LÀM VĂN. . .
. Câu 1. a) Về hình thức, yêu cầu: – Viết đúng một đoạn văn, khoảng 200 chữ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…
b) Về nội dung, học sinh có thể tự do trình bày quan điểm riêng của mình miễn sao đoạn văn được triển khai một cách tự nhiên, hợp lí và thuyết phục. Có thể tham khảo những gợi ý sau đây để viết đoạn văn:
– Đạo đức là những chuẩn mực tốt đẹp được xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
| Đạo đức giả là đạo đức không chân thật. Đạo đức giả biểu hiện ở cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ bọc đạo đức bề ngoài để che đậy bản chất xấu xa bên trong nhằm đánh lừa người khác, mưu lợi riêng cho mình.
– Nguyên nhân của căn bệnh đạo đức giả:
+ Sự xuống cấp của đạo đức, văn hoá trong xã hội và những tác động của thời đại kinh tế thị trường khiến nhiều người sống giả dối. Khi mà cả xã hội bắt đầu quen với việc nói dối, làm giả thì căn bệnh đạo đức giả cũng bùng phát. Con người vì lợi ích riêng tư mà bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng chà đạp lên đạo lí và tình người.. + Tâm lí xã hội xem trọng và đề cao đời sống vật chất khiến cho tình người hao hụt. Giờ đây, để khẳng định giá trị một con người, xã hội thường lấy vật chất họ đang sở hữu để xếp hạng. Bởi thế mà có nhiều kẻ đồi bại đạo đức, làm ăn bất chính nhưng giàu có được nhiều người biết đến. Thậm chí được tôn vinh là mẫu mực để người khác noi theo.
– Khắc phục căn bệnh đạo đức giả:
+ Trước hết là tăng cường giáo dục con người. Bởi thói xấu nào cũng do con người mà ra. Chỉ cần con người hướng đến cái cao đẹp thì cái xấu, cái giả dối tự nó sẽ biến mất. | + Xây dựng một xã hội lành mạnh, trong sạch. Lấy tập thể để làm gương cho cá nhân. Xây dựng lối sống hoà hợp, đề cao tình nghĩa. Kịch liệt đả kích, lên án và trừng trị đích đáng cái xấu, cái giả dối trong xã hội.
+ Tăng cường tuyên truyền, cổ động và phổ biến các giá trị đạo đức chuẩn mực trong đời sống. Phát hiện, trân trọng và đề cao những tấm gương đạo đức trong xã hội. Lấy đó làm gương sáng để người khác học tập và làm theo.
Câu 2. Các ý chính cần phân tích: a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt đến tình huống cần phân tích:
– Tô Hoài là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông sớm nổi tiếng với Dế Mèn phiêu lưu kí và sau này là các tác phẩm viết về nhân dân các dân tộc Tây Bắc.
– Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ viết về sự vùng dậy của đồng bào Mông Tây Bắc thông qua cuộc đời cô Mị và chàng trai A Phủ.
– Đoạn trích miêu tả tâm trạng của Mị khi cởi trói cho A Phủ là một trong những đoạn văn hay nhất của thiên truyện. Nó thể hiện tập trung giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b) Tóm tắt những chi tiết quan trọng ở phần đầu của truyện dẫn đến tình huống Mị cởi trói cho A Phủ rồi cùng chạy trốn:
– Mị là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, hiếu thảo nhưng nhà rất nghèo.
– Trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí, Mị chịu nhiều đau khổ, từng định tự tử bằng nắm lá ngón.
– Tưởng chừng con người yêu đời, trẻ trung trong Mị đã chết, thế nhưng trong những đêm tình mùa xuân, con người khao khát tình yêu trong Mị đã sống dậy. Nhưng rồi, nó lại bị bàn tay tàn ác của A Sử dập vùi.
– Mị tình cờ gặp A Phủ – một người cùng cảnh ngộ. A Phủ cũng là một nô lệ gạt nợ như Mị. A Phủ cũng bị đày đoạ (đánh mất bò, A Phủ bị trói đúng vào cột, chỉ chờ chết).
c) Diễn biến của Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ:
– Ban đầu, Mị vẫn “thản nhiên thổi lửa, hơ tay không có cảm xúc gì, dù đêm nào Mị cũng ra sưởi và nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói. Bởi Mị đã quen với cái khổ của chính mình và của người khác. Tâm hồn Mị dường như vô cảm, chai cứng trở lại: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”. | – Nhưng rồi trong một đêm, nhìn “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị đã bồi hồi nhớ về quá khứ (ngày trước Mị cũng bị trói như thế). Mị cảm thấy sự độc ác của lũ chúa đất. Mị động lòng thương: “chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Mị tự nhủ: “Người kia việc gì mà phải chết”.
– Mị tưởng tượng, nhớ lại đời mình và nghĩ rằng nếu mình cởi trói cho A Phủ thì Mị liền bị trói thay vào đấy, … Băn khoăn nhưng rồi Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ: Mị lặng lẽ cắt nút dây mây, gỡ hết dây thì hốt hoảng giục A Phủ “đi ngay”, rồi Mị nghẹn lại “đứng lặng trong bóng tối”.
– Trong phút chốc, Mị vụt chạy, đuổi kịp A Phủ. Mị sợ. Mị chạy theo A Phủ bởi cô hiểu rằng: “Ở đây thì chết mất”.
d) Có thể nói, trong đêm cởi trói cứu A Phủ, diễn biến tâm trạng của Mị khá phức tạp: vừa thờ ơ, lãnh đạm, vừa thương thân phận mình vừa thương A Phủ cũng vừa căm giận nhà thống lí độc ác. Mị vừa lo sợ nghĩ đến cái chết, vừa muốn cứu giúp A Phủ,… Tất cả những biểu hiện tâm lí và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ đều phù hợp với hoàn cảnh và tính cách của Mị. Chính tình huống truyện này càng khẳng định tài năng nghệ thuật của Tô Hoài trong việc thống nhất giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống.
e) Ý nghĩa nhân đạo của tình huống truyện:Sau khi phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói giải thoát cho A Phủ, cần nêu được ý nghĩa nhân đạo của tình huống truyện:
– Diễn biến tâm lý của Mị cho thấy cô gái Mông đã dũng cảm vượt lên trên hoàn cảnh, vượt lên trên nỗi sợ hãi để hành động theo tình thương. Hành động của Mị thể hiện tình thương yêu con người, sự đồng cảm. Đó là lòng “Thương người như thể thương thân” trong truyền thống của người Việt.
– Ca ngợi khát vọng tự do, khát vọng sống cho mình và cho người khác ở nhân vật Mị. Đó chính là sức mạnh để cứu Mị, giải thoát cho A Phủ khỏi gông xiềng nô lệ. Khát vọng sống của Mị là vẻ đẹp trong tâm hồn của người con gái Mông Tây Bắc.
| – Tình huống truyện khẳng định một chân lí đơn giản mà rất sâu sắc: Trong xã hội cũ, chỉ bằng tình thương người không thôi thì chưa đủ để giải phóng cho họ. Tình thương người nghèo khổ bị áp bức phải được thể hiện qua sức mạnh, qua hành động để cứu họ, giải thoát cho họ. Chính vì vậy, sang phần sau của truyện, cuối tác phẩm Mị và A Phủ đã là những chiến sĩ du kích trong phong trào giải phóng Phiềng Sa, giải phóng Tây Bắc.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nhân