Xử lý máy giặt Electrolux lỗi E-61 hiệu quả https://appongtho.vn/cac-xoa-may-giat-electrolux-bao-loi-e61-tu-z Bạn đang gặp lỗi E-61 máy giặt Electrolux? Đừng lo lắng đây là quy trình 18 bước giúp bạn tự...
Hải đồ điện tử (Văn Phòng IMO) | CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
HẢI ĐỒ ĐIỆN TỬ
Với tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, công nghệ việc hàng hải của một con tàu đã có những bước nhẩy vượt bậc, người hàng hải không còn bù đầu nhức óc để thiết kế tuyến đường trứơc chuyến hành trình với bao thông tin ngổn ngang liên quan đến an toàn, hiệu quả chạy tầu, chọn lựa tính toán tuyến đường tối ưu, hiệu chỉnh những thông tin cần thiết, những chỉ dẫn trên đường đi, với một kho hải đồ bên mình và … Với phát triển kinh tế – chính trị – xã hội thế giới, ngành vận tải biển không còn hạn hẹp trong một khu vực nữa mà đã lan rộng ra toàn thế giới, khối lượng vận tải ngày càng tăng lên, tỷ trọng vận tải biển cũng tăng theo và hiện đạt tới 90% khối lượng hàng hóa vận tải trên toàn thế giới. Số lượng tàu tăng vọt, kích thước, trọng tải, tốc độ và mật độ tàu thuyền cũng tăng nhanh chóng.
Sỹ quan hàng hải không còn đơn thuần dẫn tàu với Sextant, ống nhòm, la bàn, với dây đo sâu, thước đo gió và tấm bản đồ nữa mà có bên mình cả một hệ thống máy móc thiết bị trợ giúp hàng hải đồ sộ và một kho hải đồ, tài liệu hàng hải được số hóa thành hải đồ điện tử (Electronic navigation chart – ENC), những đĩa CD hoặc thiết bị lưu trữ nhỏ gọn có thể mang theo bên mình.
Vì Hải đồ điện tử (ENC), Khái quát chung chúng là những số liệu vector của hải đồ được mã hóa theo tiêu chuẩn riêng biệt của Tổ chức thủy đạc quốc tế hiển thị được trên Hệ thống chỉ báo hải đồ điện tử và thông tin hàng hải (Electrolic chart Display information system-ECDIS) hay trên thiết bị chỉ báo hải đồ điện tử (Electotic chart System-ECS) thành hình ảnh liên tục như hải đồ giấy hay số liệu hải đồ; hiện tại theo thỏa thuận giữa Tổ chức hàng hải quốc tế IMO ngoài ra thiết bị ECDIS hay thiết bị hải đồ điện tử (ECS) được thiết kế sao cho chỉ báo được cả cảnh báo nguy hiểm liên quan đến thông tin của hải đồ như số hiệu, ngày hiệu dính.. và vị trí tầu, đường đi của tầu…
Ví dụ về hình ảnh chỉ báo trên ECDIS
Sản phẩm hải đồ điện tử ENC là sản phẩm của các cơ quan thủy đạc Quốc gia được ủy quyền và được cung cấp cho tàu hay các cơ quan có nhu cầu thông qua các đơn vị cung cấp hải đồ giấy hay các đại lý thứ cấp khác…
Để cung cấp và phân phối các hải đồ điện tử, Tổ chức thủy văn quốc tế IHO thiết lập một Tổ chức quốc tế trung tâm về ENC (International Center of ENCs viết tắt là ic-enc) và khuyến khích quốc gia thành lập các Trung tâm điều phối hải đồ điện tử khu vực viết tắt là RENCs (Regional ENC Coordination Centres). Các trung tâm RENCs này là một tổ chức phi lợi nhuận được điều hành bởi các quốc gia thành viên, qua trung tâm RENCs này cung cấp hải đồ điện tử của mình và cũng đảm bảo rằng các hải đồ điện tử này là phù hợp với tiêu chuẩn chung. Cũng chính các trung tâm này là nguồn dữ liệu cơ sở chính về cơ sở dữ liệu hải đồ điện tử toàn cầu. Thông qua các thành viên IHO, có thể hợp tác với nhau, tránh việc chồng chéo và khoảng trống trong việc bao phủ của hải đồ điện tử. Thông qua RENCs, các quốc gia hợp tác chia sẻ kinh nghiệm, thống nhất tiêu chuẩn hóa, tính nhất quán, độ tin cậy và có sản phẩm để cung cấp cho người sử dụng. Ngoài ra RENCs, cũng là một nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng chính thức của IHO và cung cấp các dịch vụ phối hợp với hải đồ điện tử. Hiện tại trong khu vực đã có Malaysia, Trung Quốc, Thailand, Australia, Hongkong, Philipine, Indonesia, Singapore, Japan và Korea là thành viên của RENCs.
Về Tổ chức thủy đạc quốc tế IHO, Tổ chức thủy đạc quốc tế là một tư vấn liên chính phủ và tổ chức kỹ thuật được thành lập vào năm 1921 để hỗ trợ an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Với mục tiêu là phối hợp của các hoạt động của các Văn phòng thủy đạc quốc gia; tạo tính thống nhất cao nhất có thể trong các tài liệu hàng hải, hải đồ điện tử và tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất; áp dụng các phương pháp đáng tin cậy và khảo sát thủy văn hiệu quả; phát triển ngành khoa học trong lĩnh vực thuỷ văn và kỹ thuật sử dụng mô tả hải dương học.
Cùng với tiêu chuẩn thích hợp của IMO về hải đồ điện tử (ENC) và thống nhất với IMO, Tổ chức thủy văn quốc tế (IHO) đã xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về định dạng, thông số kỹ thuật cho hải đồ điện tử, thiết bị hiển thị hải đồ (ECDIS) và bảo vệ dữ liệu. Chúng được chia thành 3 tiêu chuẩn chính là S52, S57 và S63: (S-52) các phụ lục mô tả các cách thức/cập nhật, màu sắc, ký hiệu và chú thích các thuật ngữ liên quan đến thiết bị hiển thị hải đồ điện tử (ECDIS); (S-57) tiêu chuẩn về định dạng dữ liệu, đặc điểm kỹ thuật sản phẩm ENC, và các cập nhật; (S-63) bao gồm các khuyến nghị IHO về an toàn đối với dữ liệu và thông tin truyền thông hỗ trợ hải đồ điện tử (ENC).
Sự phát triển khoa học công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ áp dụng cho nghành hàng hải đã thể hiện tính ưu việt, góp phần nâng cao an toàn trong vận hành, khai thác tầu hiệu quả và bảo vệ môi trường, đã biến đổi nghành công nghiệp vận tải sang trang mới, đó là hàng hải điện tử (e-navigation). Tổ chức hàng hải quốc tế IMO đặc biệt quan tâm, cùng với các Quốc gia thành viên đã mở nhiều chuyên đề nghiên cứu, thành lập nhiều nhóm nghiên cứu, xem xét nhiều đề xuất của quốc gia thành viên. Cho tới kỳ họp lần thứ 86 của Ủy ban An toàn hàng hải MSC năm 2009 đã thông qua yêu cầu bắt buộc phải trang bị Hệ thống hiển thị hải đồ điện tử ECDIS trên tầu biển chạy tuyến quốc tế, sửa đổi điều 19.2 chương V của SOLAS yêu cầu trang bị ECDIS theo một lộ trình cụ thể bắt buộc. Lộ trình theo bản dưới đây:
Loại tầu Kích cỡ Tầu đóng mới Tầu hiện tại Tầu khách Từ 500GT trở lên 01/07/2012 Không muộn hơn lần giám định đầu tiên sau 01/07/2014 Tầu tăng-két Từ 3.000GT trở lên 01/07/2012 Không muộn hơn lần giám định đầu tiên sau 01/07/2015 Tầu hàng khô Từ 10.000GT trở lên 01/07/2013 Từ 3.000GT đến 10.000GT 01/07/2013 Không áp dụng Trên 50.000GT Không muộn hơn lần giám định đầu tiên sau 01/07/2016 Từ 10.000GT đến 20.000GT Không muộn hơn lần giám định đầu tiên sau 01/07/2018 Từ 20.000GT đến 50.000GT Không muộn hơn 01/07/2017
Hệ thống hiển thị hải đồ điện tử (ECDIS) là Hệ thống máy tính hàng hải phù hợp với qui định của IMO và có thể sử dụng thay thế cho hải đồ giấy; được tích hợp một hệ thống thời gian thực, trợ giúp tự động chỉ ra vị vị trí tầu liên tục so với thực đia (với đất), trên hải đồ đi biển, trợ giúp hải trình và các mối nguy hiểm vô hình; hệ thống ECDIS bao gồm Hải đồ điện tử (ENC), tích hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), tích hợp với các cảm biến hàng hải khác nữa như là Radar hàng hải, tốc độ kế, máy đo sâu, máy đo gió, …, hệ thống nhận dạng tự động (AIS); ngoài ra ECDIS còn hiện thị nhiều thông tin liên quan đến điều động tầu như là hướng đi, tốc độ, vết đi, thời gian tới đích …
Dưới đây là một mô hình về hệ thống ECDIS.
Dưới đây là một số sản phẩm ECDIS có mặt trên thị trường.
Hệ thống hiển thị hải đồ điện tử (ECDIS) đủ điều kiện và được chấp thuận lắp đặt trên tầu hay không còn phải được xem xét trên một số khía cạnh như là có phù hợp với yêu cầu, qui định của IMO về ECDIS không; Hệ thống phải được kiểm tra giám định và chấp thuận bởi một tổ chức được công nhận hay một tổ chức phân cấp đánh giá được quốc gia tầu treo cờ ủy quyền; qui trình kiểm tra được tổ chức Điện tử quốc tế (IEC) xây dựng nghiêm ngặt trên cơ sở tiêu chuẩn phù hợp của IMO về ECDIS và áp dụng qui định, yêu cầu S52 và S57 của tổ chức Thủy văn quốc tế IHO về hải đồ điện tử (ENC).
Quy trình để xác định ECDIS có phù hợp hay không cũng rất nhiều tiêu chí được đặt ra như là:
– Hệ thống phải hiển thị về màn Chỉ báo chuẩn bất cứ khi nào khi chỉ cần thao tác bằng một hành động đơn giản duy nhất, ví dụ như một nút nhấn.
Cho phép người hàng hải đặt các cảnh báo an toàn như độ sâu an toàn, khoảng cách an toàn, tốc độ an toàn…
– ENC và tất cả các cập nhật của nó không làm ảnh hưởng tới nội dung thông tin của nó và ảnh hưởng thông tin của hệ thống; Không làm thay đổi nội dung của ENC.
– Cho phép cập nhật dữ liệu bằng tay thông thường với thông tin dữ liệu được xác nhận cuối cùng trước khi chấp thuận dữ liệu cập nhật vào hệ thống và phân biệt được với cập nhật chính thức.
– Luôn định hướng theo hướng Bắc hoặc định hướng theo hướng khác khi được chấp thuận.
– Có thể lên kế hoạch cho một tuyến đường thay thế ngoài tuyến đường đã được chọn.
Trong bài viết này, tôi đưa ra khái quát về Hải đồ điện tử, sản phẩm cuối cùng của cơ quan thủy văn quốc gia và có một số suy nghĩ về công tác hải đồ điện tử, nghĩa vụ của quốc gia ven biển đối với thế giới về hải đồ điện tử. Việt Nam ta có hơn 3260 km bờ biển, trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, có biển Đông trước mặt với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên 1 triệu km2, chúng ta đang chú trọng phát triển kinh tế biển phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển đạt 53-55% GDP; Hải đồ điện tử cũng là những thông tin cốt lõi cho an toàn hàng hải, bảo vệ biển, phục vụ cho các hoạt động khác nhau trên biển.
Việc trang bị hải đồ điện tử trên tầu biển hoạt động tuyến quốc tế đã là bắt buộc, thời hạn hiệu lực bắt buộc đang đến gần (ngày 1/7/2013 cho tầu hàng khô đóng mới có trọng tải trên 10.000GT). Công tác trang bị trên tầu biển là đơn giản vì đã có nhiểu sản phẩm hải đồ điện tử và Hệ thống hiển thị hải đồ điện tử trên thị trường. Hiện chúng ta chưa có hệ thống phân phối hải đồ chính thức, vùng biển Việt Nam chưa có hải đồ điện tử bao phủ để phục vụ cho việc hải trình và hơn nữa hải đồ điện tử của chúng ta sản xuất ra có được công nhận hay không, đó là thách thức lớn đòi hỏi tham gia hiệp sức của nhiều cơ quan, đơn vị.
Vậy, có nên hay không nên tăng cường công tác sản xuất hải đồ điện tử, có nên tham gia là thành viên của IHO. Các quốc gia cần hợp tác về năng lực trong công tác sản xuất hải đồ, khảo sát thủy văn, thông tin an toàn hàng hải và cung cấp dịch vụ này. Việc duy trì, cung cấp các dịch vụ thủy văn trong đó việc sản xuất và phân phối hải đồ điện tử là nghĩa vụ quốc tế của Quốc gia ven biển.
Văn phòng IMO.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Điện Máy