Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Hải Đồ điện tử C-Map

Đăng ngày 18 May, 2023 bởi admin
Neutral

Đi trên biển mình phải theo chỉ dẫn của người Anh?

Biết tới bao giờ mới có tờ hải đồ Việt Nam và sách hướng dẫn hàng hải đi trên biển Đông bằng tiếng Việt đúng nghĩa, để không phải dùng các tài liệu của người Anh trên biển mình.

Nghe câu hỏi trên, bất cứ một người Việt Nam nào cũng thấy thật vô lý, nhưng đó là thực tế đáng buồn của những người đi sông đi biển, đi đánh cá hiện nay. Tấm bản đồ đi biển, gọi tắt là hải đồ, là một dụng cụ không thể thiếu được của bất kỳ ai bước chân xuống tàu thuyền, rời xa đất liền. Ngày nay để thực hiện một chuyến đi, giúp cho việc định vị trên biển có rất nhiều dụng cụ: la bàn, GPS, ra đa, AIS, la bàn điện… nhưng tờ giấy vẽ sông ngòi biển cả vẫn là vật đơn giản nhất, cổ xưa nhất, và thiết thân nhất với người đi biển.

Bất cứ quốc gia biển nào đều xuất bản các hải đồ của mình, viết bằng tiếng nước đó và bắt các tàu ngoại quốc ghé vào nước mình phải mua hải đồ do nước mình sản xuất dù con tàu đã trang bị các hải đồ do các cường quốc biển xuất bản. Nhưng ở nước ta, mới hôm qua thôi, tôi nghe một ông thuyền trưởng Việt Nam than thở: tàu cần mua tờ hải đồ số 1016 của Anh hướng dẫn đi lại trên sông Sài Gòn mà đại lý chưa kịp nhập về. Mà đó là yêu cầu bắt buộc của Thanh tra Cảng vụ, nếu không có, tàu có thể bị giữ lại!

Những hải đồ điện tử của các công ty bảo đảm hàng hải

Trong khi đó, báo chí đưa tin rầm rộ về các “sáng kiến kỹ thuật” của các công ty bảo đảm hàng hải của Bộ Giao thông Vận tải đã sản xuất được cả hải đồ điện tử sông biển Việt Nam, đã qua giai đoạn sản xuất hải đồ giấy! Hai công ty, một Bắc một Nam này cùng cử người sang Anh học để về cùng làm một việc là vẽ mấy cái hải đồ điện tử sông Sài Gòn và con đường vào cảng Hải Phòng, cả hai cùng là thành viên của Tổ chức Bảo đảm hàng hải thế giới (IALA), và cả hai đều không đủ tiền để đi dự các hội nghị thường niên của tổ chức này!

Trong khi đó, hải đồ của một quốc gia phải là tài liệu pháp quy do tổ chức thủy đạc của mỗi quốc gia (thường tổ chức thủy đạc này gắn liền với các lực lượng vũ trang, hải quân) ban hành, xuất bản các hải đồ một cách có hệ thống, và thường xuyên thông báo các sửa đổi hải đồ do có những thay đổi về luồng lạch, về các hệ thống báo hiệu… Và Ty Thủy đạc quốc gia cũng là một thành viên của tổ chức thủy đạc thế giới. Vì tính pháp quy, vì xa rời thực tế các đầu đọc còn hạn chế của các con tàu, nên các “sáng kiến” hải đồ điện tử của hai công ty hình như chỉ là những biểu diễn điện tử cho vui!

Những tờ hải đồ khó mua và khó dùng

Cũng như ở tất cả các nước, người biên soạn và xuất bản hải đồ nước ta là Hải quân nhân dân Việt Nam mà cụ thể là Đoàn đo đạc và biên vẽ hải đồ có trụ sở tại Cầu Rào, Hải Phòng. Truyền hình từng tường thuật công tác của đoàn, các con tàu đo đạc với các máy tính. Các tổ chức thủy đạc Anh cũng đã hướng dẫn cho hai công ty bảo đảm hàng hải về phương pháp làm việc.

Thế là, ở một nước nhỏ như nước ta mà có ba đơn vị cùng làm hải đồ điện tử, mà chẳng nơi nào làm đến đầu đến đũa! Là người phát hành hải đồ, nhưng Hải quân lại không cập nhật các tấm hải đồ, không phát hành các tài liệu tu chỉnh các hải đồ, tức là không có những thông báo cho người đi biển như thông lệ quốc tế.

Người phát hành các thông báo này lại là hai công ty bảo đảm hàng hải đang nắm các nguồn thu béo bở khi các con tàu vào ra phải trả các lệ phí sông ngòi, đèn biển… Tổ chức thủy đạc quốc gia, một tổ chức chính danh lo công việc này, theo thông lệ quốc tế, nghe nói đã được hình thành từ lâu tại Bộ Quốc phòng, cho tới nay chưa thấy tăm hơi. Nghe nói, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tham gia vào chức năng của Ty Thủy đạc này.

Kết quả là các hải đồ Việt Nam, rất khó mua, không được cập nhật, chỉ được dùng bởi ngư dân, do yêu cầu độ chính xác không cao. Tất cả các con tàu biển, dù chạy ven bờ nước mình, đều phải trang bị các hải đồ ngoại quốc, chủ yếu là hải đồ của Thủy đạc Anh dù trên các hải đồ đó họ viết các địa danh của mình không chính xác, họ còn dùng một số địa danh từ thời thực dân Pháp…

Số phận các tấm hải đồ Anh

Hải đồ Anh mô tả biển của ta đều tham khảo từ nhiều nguồn, chủ yếu là các công trình của người Pháp trước đây, nên không ngạc nhiên nếu bắt gặp tên đảo Courbet ở vịnh Hạ Long, hay thông tin không chính xác về kênh Lạch Huyện, Hải Phòng… Có lần các đồng nghiệp người Anh rất ngạc nhiên thấy có tới ba đơn vị tới tìm gặp để học về hải đồ điện tử, nhưng các thông tin về sông biển Việt Nam được trao đổi rất hạn chế. Có lẽ vì chưa có ty thủy đạc quốc gia làm việc này, nên nếu các bạn tra cứu trong mục thông báo số liệu thủy đạc, là cơ sở của hải đồ điện tử toàn cầu, thì thấy số liệu Việt Nam nằm trong vùng trắng, không có thông tin!

Hiện nay chúng ta hàng năm phải nhập hàng vạn tờ hải đồ Anh, mỗi tờ nhập về phải được giữ lại, thông quan và kiểm tra văn hóa phẩm. Sau đó những tờ hải đồ phải được xóa sạch các chữ South China Sea rồi mới được đem ra sử dụng. Không rõ chủ trương này ở đâu ra, trong khi văn bản của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng năm 2000 gửi các cơ quan đã phân biệt rạch ròi câu chuyện địa danh trong đấu tranh chủ quyền và trong hành động hàng hải dân sự thường ngày. Việc kiểm tra này mất đứt một tuần lễ, trong khi các con tàu không thể chờ đợi lâu tại cảng. Và các tổ chức kiểm tra sẽ nghĩ sao với các tấm hải đồ lấm lem do người Việt sử dụng…

Ôi! Biết tới bao giờ mới có tờ hải đồ Việt Nam và sách hướng dẫn hàng hải đi trên biển Đông bằng tiếng Việt đúng nghĩa, để không phải dùng các tài liệu của người Anh trên biển mình. Hãy đừng nói những điều quá to tát về chiến lược biển, trong khi những việc tưởng là nhỏ nhặt này mới thực sự phản ánh vị thế của một quốc gia biển!!!

http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/40228

Một bài viết cách đây 2 năm vẫn còn mang tính thời sự. Không biết con tàu mang tên GS.VS Trần Đại Nghĩa làm ăn đến đâu rồi? Không biết bao giờ có bộ hải đồ và ấn phẩm Tiếng Việt cho người Việt.Nghe câu hỏi trên, bất cứ một người Việt Nam nào cũng thấy thật vô lý, nhưng đó là thực tế đáng buồn của những người đi sông đi biển, đi đánh cá hiện nay. Tấm bản đồ đi biển, gọi tắt là hải đồ, là một dụng cụ không thể thiếu được của bất kỳ ai bước chân xuống tàu thuyền, rời xa đất liền. Ngày nay để thực hiện một chuyến đi, giúp cho việc định vị trên biển có rất nhiều dụng cụ: la bàn, GPS, ra đa, AIS, la bàn điện… nhưng tờ giấy vẽ sông ngòi biển cả vẫn là vật đơn giản nhất, cổ xưa nhất, và thiết thân nhất với người đi biển.Bất cứ quốc gia biển nào đều xuất bản các hải đồ của mình, viết bằng tiếng nước đó và bắt các tàu ngoại quốc ghé vào nước mình phải mua hải đồ do nước mình sản xuất dù con tàu đã trang bị các hải đồ do các cường quốc biển xuất bản. Nhưng ở nước ta, mới hôm qua thôi, tôi nghe một ông thuyền trưởng Việt Nam than thở: tàu cần mua tờ hải đồ số 1016 của Anh hướng dẫn đi lại trên sông Sài Gòn mà đại lý chưa kịp nhập về. Mà đó là yêu cầu bắt buộc của Thanh tra Cảng vụ, nếu không có, tàu có thể bị giữ lại!Trong khi đó, báo chí đưa tin rầm rộ về các “sáng kiến kỹ thuật” của các công ty bảo đảm hàng hải của Bộ Giao thông Vận tải đã sản xuất được cả hải đồ điện tử sông biển Việt Nam, đã qua giai đoạn sản xuất hải đồ giấy! Hai công ty, một Bắc một Nam này cùng cử người sang Anh học để về cùng làm một việc là vẽ mấy cái hải đồ điện tử sông Sài Gòn và con đường vào cảng Hải Phòng, cả hai cùng là thành viên của Tổ chức Bảo đảm hàng hải thế giới (IALA), và cả hai đều không đủ tiền để đi dự các hội nghị thường niên của tổ chức này!Trong khi đó, hải đồ của một quốc gia phải là tài liệu pháp quy do tổ chức thủy đạc của mỗi quốc gia (thường tổ chức thủy đạc này gắn liền với các lực lượng vũ trang, hải quân) ban hành, xuất bản các hải đồ một cách có hệ thống, và thường xuyên thông báo các sửa đổi hải đồ do có những thay đổi về luồng lạch, về các hệ thống báo hiệu… Và Ty Thủy đạc quốc gia cũng là một thành viên của tổ chức thủy đạc thế giới. Vì tính pháp quy, vì xa rời thực tế các đầu đọc còn hạn chế của các con tàu, nên các “sáng kiến” hải đồ điện tử của hai công ty hình như chỉ là những biểu diễn điện tử cho vui!Cũng như ở tất cả các nước, người biên soạn và xuất bản hải đồ nước ta là Hải quân nhân dân Việt Nam mà cụ thể là Đoàn đo đạc và biên vẽ hải đồ có trụ sở tại Cầu Rào, Hải Phòng. Truyền hình từng tường thuật công tác của đoàn, các con tàu đo đạc với các máy tính. Các tổ chức thủy đạc Anh cũng đã hướng dẫn cho hai công ty bảo đảm hàng hải về phương pháp làm việc.Thế là, ở một nước nhỏ như nước ta mà có ba đơn vị cùng làm hải đồ điện tử, mà chẳng nơi nào làm đến đầu đến đũa! Là người phát hành hải đồ, nhưng Hải quân lại không cập nhật các tấm hải đồ, không phát hành các tài liệu tu chỉnh các hải đồ, tức là không có những thông báo cho người đi biển như thông lệ quốc tế.Người phát hành các thông báo này lại là hai công ty bảo đảm hàng hải đang nắm các nguồn thu béo bở khi các con tàu vào ra phải trả các lệ phí sông ngòi, đèn biển… Tổ chức thủy đạc quốc gia, một tổ chức chính danh lo công việc này, theo thông lệ quốc tế, nghe nói đã được hình thành từ lâu tại Bộ Quốc phòng, cho tới nay chưa thấy tăm hơi. Nghe nói, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tham gia vào chức năng của Ty Thủy đạc này.Kết quả là các hải đồ Việt Nam, rất khó mua, không được cập nhật, chỉ được dùng bởi ngư dân, do yêu cầu độ chính xác không cao. Tất cả các con tàu biển, dù chạy ven bờ nước mình, đều phải trang bị các hải đồ ngoại quốc, chủ yếu là hải đồ của Thủy đạc Anh dù trên các hải đồ đó họ viết các địa danh của mình không chính xác, họ còn dùng một số địa danh từ thời thực dân Pháp…Hải đồ Anh mô tả biển của ta đều tham khảo từ nhiều nguồn, chủ yếu là các công trình của người Pháp trước đây, nên không ngạc nhiên nếu bắt gặp tên đảo Courbet ở vịnh Hạ Long, hay thông tin không chính xác về kênh Lạch Huyện, Hải Phòng… Có lần các đồng nghiệp người Anh rất ngạc nhiên thấy có tới ba đơn vị tới tìm gặp để học về hải đồ điện tử, nhưng các thông tin về sông biển Việt Nam được trao đổi rất hạn chế. Có lẽ vì chưa có ty thủy đạc quốc gia làm việc này, nên nếu các bạn tra cứu trong mục thông báo số liệu thủy đạc, là cơ sở của hải đồ điện tử toàn cầu, thì thấy số liệu Việt Nam nằm trong vùng trắng, không có thông tin!Hiện nay chúng ta hàng năm phải nhập hàng vạn tờ hải đồ Anh, mỗi tờ nhập về phải được giữ lại, thông quan và kiểm tra văn hóa phẩm. Sau đó những tờ hải đồ phải được xóa sạch các chữ South China Sea rồi mới được đem ra sử dụng. Không rõ chủ trương này ở đâu ra, trong khi văn bản của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng năm 2000 gửi các cơ quan đã phân biệt rạch ròi câu chuyện địa danh trong đấu tranh chủ quyền và trong hành động hàng hải dân sự thường ngày. Việc kiểm tra này mất đứt một tuần lễ, trong khi các con tàu không thể chờ đợi lâu tại cảng. Và các tổ chức kiểm tra sẽ nghĩ sao với các tấm hải đồ lấm lem do người Việt sử dụng…Ôi! Biết tới bao giờ mới có tờ hải đồ Việt Nam và sách hướng dẫn hàng hải đi trên biển Đông bằng tiếng Việt đúng nghĩa, để không phải dùng các tài liệu của người Anh trên biển mình. Hãy đừng nói những điều quá to tát về chiến lược biển, trong khi những việc tưởng là nhỏ nhặt này mới thực sự phản ánh vị thế của một quốc gia biển!!!http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/40228

Source: https://vh2.com.vn
Category : Điện Máy