Địa chỉ mua và tương hỗ tư vấn không lấy phí về tấm pin năng lượng mặt trời chính hãng2. Lưu ý trong quy trình luân chuyển và cất giữMột...
Năng lượng sơ cấp: là năng lượng chứa trong tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn – Tài liệu text
nguồn chứa năng lượng này trong thiên nhiên và tốc độ khai thác chúng để chuyển hóa
thành các chất mang năng lượng không quá chênh lệch nhau, thiên nhiên có thể bù đắp lại
nguồn chứa năng lượng đã mất ngay trong thời đại chúng ta đang sống, thậm chí có thể
bù đắp ngay tức khắc như trường hợp nguồn bức xạ mặt trời, nguồn nhiệt độ cao trong
các địa tầng.
Các nguồn năng lượng tái tạo kể trên có thể phân phân loại thành ba nhóm sau đây:
− Nhóm I, bao gồm những nguồn năng lượng nước (năng lượng sông và năng lượng
đại dương), năng lượng gió, năng lượng mặt trời (dưới dạng pin mặt trời quang
điện và pin mặt trời quang điện hóa học). Đặc điểm của nguồn năng lượng nhóm
này là không thể tồn chứa, tích trữ nhưng trữ lượng vô hạn. Năng lượng của nhóm
này sau khi thu nhận từ thiên nhiên được chuyển hóa sang chất mang năng lượng
dưới dạng điện năng.
− Nhóm II, bao gồm những nguồn năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời (dưới
dạng nhiệt năng). Đặc điểm của những nguồn năng lượng thuộc nhóm này giống
với nhóm I. Năng lượng của nhóm này sau khi thu nhận từ thiên nhiên được
chuyển hóa sang chất mang năng lượng cả dưới dạng điện năng và nhiệt năng, sử
dụng cho các mục đích khác nhau.
− Nhóm III, bao gồm những nguồn năng lượng sinh khối và chất thải rắn hoặc lỏng.
Đặc điểm của những nguồn năng lượng này có thể tồn chứa, tích trữ và bằng cách
đốt cháy trực tiếp để thu nhiệt năng hoặc điện năng, hoặc chuyển hóa phức hợp
sang chất mang năng lượng dạng nhiên liệu (khí, lỏng, rắn) sử dụng cho nhiều
mục đích, chủ yếu làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu từ dầu khí.
Các nguồn năng lượng kể trên khi sử dụng hoàn toàn không có phát thải CO2 và các khí
thải độc hại.
Năng lượng không tái tạo
Nguồn tài nguyên thiên nhiên mang năng lượng, khi chuyển hóa thành chất mang năng
lượng để sử dụng, đã tiêu hao mất đi, không còn nữa trong thiên nhiên, sau đó thiên nhiên
không thể tạo lại kịp nguồn tài nguyên này để chúng ta sử dụng tiếp, được gọi là nguồn
tài nguyên năng lượng không thể tái tạo. Năng lượng thu được từ nguồn tài nguyên thiên
nhiên này được gọi là năng lượng không thể tái tạo.
Phân loại:
Năng lượng hóa thạch: Là năng lượng được sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch. Nhiên liệu hóa thạch chủ yếu là than đá và dầu mỏ. Việc tạo thành than đá, dầu
mỏ đều là do thiên nhiên mà ra, nó được hình thành từ các vật liệu hữu cơ chứa carbon
trong thiên nhiên (xác thực vật, động vật trên cạn, dưới nước), qua những quá trình biến
đổi phức tạp trong lòng đất xảy ra từ nhiều triệu năm của các niên đại địa chất trước đây.
Nhưng vì tốc độ tạo thành của thiên nhiên là quá chậm so với tốc độ sử dụng quá lớn của
con người ngày nay, nên khi chúng bị cạn kiệt, thiên nhiên không thể tái tạo kịp những
mỏ than, mỏ dầu để sử dụng. Bên cạnh đó, về phương diện phát thải CO 2, khi đốt cháy
nhiên liệu hóa thạch sẽ xảy ra việc phát thải CO 2, tương ứng với hàm lượng carbon chứa
trong nó. Lượng CO2 này phải trải qua hàng triệu năm sau thì thực vật mới hấp thụ hết và
tạo sự cân bằng CO2. Vì vậy, nguồn năng lượng này được xem là nguồn năng lượng có
phát thải carbon.
Năng lượng hạt nhân: được tạo ra do quá trình phân rã hạt nhân nặng thành các hạt nhân
nhẹ hơn từ kim loại phóng xạ urani (U) không chứa nguyên tố carbon (C), nên nguồn
năng lượng này được xem là nguồn năng lượng không phát thải carbon.
1.2 Vai trò của năng lượng
Năng lượng có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người. Quốc gia nào tự
chủ được năng lượng, giàu có về năng lượng, quốc gia đó sẽ có điều kiện thuận lợi để
phát triển mạnh mẽ và giữ được độc lập dân tộc.
Trong thời kỳ sơ khai của loài người, nhiệt sinh ra do đốt than hoặc khí chỉ được sử dụng
trực tiếp vào việc sưởi ấm và nấu nướng. Sau đó, nhiệt được dùng để chạy máy móc và xe
cộ. Ngoài ra, nhiệt còn làm chạy tua-bin máy phát điện để sản xuất điện năng. Điện năng
rất tiện lợi, có thể sử dụng ngay lập tức chỉ bằng việc ấn nút nên được sử dụng rất rộng
rãi.
Theo một số nghiên cứu lịch sử thì năng lượng dầu mỏ (dạng asphalt) đã được sử dụng
cách đây khoảng 4.000 năm để xây dựng các bức tường của tháp Babylon. Từ năm 1859
dầu mỏ bắt đầu được khai thác ở Hoa Kỳ, sản phẩm chủ yếu từ dầu là dầu hỏa dùng để
thay thế cho các loại dầu động vật (như cá voi) đắt tiền.
Vào cuối thể kỷ 18, máy hơi nước dùng nhiên liệu than đá được phát minh ở Anh. Từ đó,
cuộc cách mạng về năng lượng tạo động lực bùng nổ và dẫn đến cuộc cách mạng công
nghiệp.
Trong xã hội văn minh ngày nay, chúng ta không thể sống mà thiếu năng lượng. Chẳng
hạn như, nguồn năng lượng điện đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Chúng ta không thể có cuộc sống văn minh mà không có điện, điện phục vụ cho các nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày của con người, phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,
…,v.v.
Bên cạnh đó, năng lượng gió mang lại rất nhiều lợi ích cho con người và xã hội. Năng
lượng gió góp phần làm cho môi trường trong sạch. Hiện nay, năng lượng được tạo ra từ
nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 67% năng lượng được cung cấp cho toàn cầu, nhưng
lại làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì khí CO 2 mà chúng thải ra. Khí CO 2 được
chứng minh là khí nhà kính tạo ra những thay đổi khủng khiếp về môi trường và đang hủy
hoại dần cuộc sống của chúng ta.Tua-bin điện gió tạo ra năng lượng mà không tạo ra khí
CO2. Chỉ cần mất khoảng từ 2-3 tháng để sản xuất ra tua-bin, rồi sau đó lắp đặt và đưa
vào sử dụng. Ngoài ra, nếu đưa năng lượng gió vào hệ thống cấp điện sẽ làm giảm tổng
thể giá điện vì: Thứ nhất là, tua-bin gió không tiêu thụ nhiên liệu nên chi phí bảo trì
không cao. Điều này có nghĩa là khi xây dựng một trang trại gió, nhà đầu tư sẽ đỡ phải
tốn một khoản tiền lớn để chi mua nhiên liệu mà còn khai thác được tối đa tiềm năng từ
gió. Thứ hai là, vì điện gió không thải ra CO 2 nên các nhà đầu tư tiết kiệm được một
khoản tiền để đầu tư cho các thiết bị máy móc thân thiện với môi trường hay các phí khác
phải đóng khi thải ra khí CO2 vượt mức cho phép. Ngoài ra, nguồn năng lượng gió còn
tạo công ăn việc làm cho người dân. Một minh chứng cụ thể là tại Châu Âu. Dựa trên số
liệu thống kê từ Eurostat, việc làm trong lĩnh vực năng lượng gió sẽ chiếm khoảng 7.3%
việc làm so với ngành điện, khí đốt, hơi nước, cấp nước. Hiện tại, năng lượng gió cung
cấp khoảng 3.7% nhu cầu năng lượng của EU. Và theo dự đoán của EWEA, vào năm
2020 thì các dự án của ngành năng lượng gió sẽ chiếm khoảng 318.000 nhân công (bao
gồm nhân công trực tiếp và gián tiếp) nếu liên minh Châu Âu đạt được mục tiêu là sử
dụng 20% nguồn năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, những nguồn năng lượng khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
cuộc sống.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình khai thác năng lượng Thế giới
Diễn đàn chính sách an ninh năng lượng Châu á – Thái Bình Dương (ASEM lần thứ nhất
được tổ chức tại Việt Nam tháng 4 năm 2008 với sự tham gia của 45 nước thành viên của
ASEM. Các đại biểu đã đặt ván đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng
tăng của con người là một trong các vấn đề nóng bỏng trong thời gian tới. Hiện nay, trên
thế giới sự giới hạn nguồn năng lượng tỷ lệ nghịch với nhu cầu ngày càng tăng của của
khu vực và trên thế giới. Vấn đề an ninh năng lượng của thế giới đang trở nên bức bách
hơn bao giờ hết. Việc sử dụng năng lượng hiện nay đang tập trung ở nguồn năng lượng
hóa thạch. Theo thống kê, các nguồn năng lượng con người đang tiêu thụ 41,7% dầu mỏ,
24,7% than, 21,% gas, 6,% năng lượng nguyên tử, 6,% thủy điện và năng lượng gió, mặt
trời, địa nhiệt, năng lượng sinh học, thủy triều, vv… chỉ chiếm khoảng gần 1% nhu cầu
năng lượng của con người.
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, nếu lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới
tiếp tục giữ mức như hiện nay, nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn 30% vào năm 2030, riêng
về nhu cầu của dầu lửa có thể tăng đến 41%. Trong bối cảnh hiện nay, đảm bảo an ninh
năng lượng phục vụ sự phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng
nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là dầu mỏ, trở thanh vấn đề đặc biệt quan tâm ở quốc
gia.
Sự tăng trưởng về nhu cầu năng lượng tập trung vào các nước đang phát triển. Dự kiến
các nước này nhu cầu năng lượng sẽ đạt 50% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm
2030. Các dạng năng lượng truyền thống như than, dầu mỏ, khí đốt.vv… đang ngày càng
cạn kiệt. Nhiều nước trong khu vực ASEM có nguồn dầu khí, trong đó Brunei,Inđônêsia
thuộc nhóm các nước xuất khẩu dầu. Nhưng nhu cầu năng lượng của khu vực như hiện
nay sẽ dẫn đến nguy cơ phải chịu sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Theo nghiên
cứu dự báo của giám đốc Trung tâm năng lượng ASEM, mức độ phụ thuộc này có thể đạt
khoảng 49% đến 58%.
2.2 Tình hình khai thác năng lượng Việt Nam
Theo số liệu từ Viện Năng lượng (Bộ Công nghiệp), nếu không có đột biến lớn về khả
năng khai thác từ sau năm 2010 thì nguồn tài nguyên trong nước sẽ không còn đáp ứng
được nhu cầu năng lượng. Dự tính năm 2015 lượng thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện
khoảng 9 tỉ kWh (ở phương án cao), tương tự năm 2020 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất
điện khoảng 35-64 tỉ KWh ở phương án cơ sở và phương án cao. Và vào năm 2030 thiếu
hụt nhiên liệu cho sản xuất điện lên tới 59-192 tỉ KWh.
Các nhà hoạch định chính sách còn cho biết, vào các năm sau đó, khả năng thiếu hụt điện
năng còn nhiều hơn; các giải pháp nhập khẩu điện, than, khí để sản xuất có thể không đáp
ứng được lượng thiếu hụt.
Việc khai thác nguồn năng lượng này làm cho chúng ngày càng bị kạn kiệt và tác động rất
lớn đến môi trường, như ô nhiễm môi trường, rừng bị tàn phá đất bị xói mòn, tăng hiệu
ứng nhà kính, băng tan, biến đổi khí hậu vv…. Theo nghiên cứu thống kê, lượng khí CO 2
thải bình quân trên đầu người ở các nước công nghiệp như Mỹ là 21tấn/năm(năm1990),
Singapore là 10 tấn/năm, Việt Nam là 0,8 tấn/năm (năm 2003).
Khai thác nguồn năng lượng như than, dầu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con
người. Ở Quảng Ninh hàng năm để khai thác than, đa bóc dỡ các lớp đất đá đá và xuất
hiện những bãi thải đá cao gần 200m và đã bị mất khoảng 1.000 ha rừng.
Vận chuyển than, đất đá gây bụi, làm ô nhiễm không khí, đặc biệt là dân cư trong vùng
và xuất hiện các bệnh nghề nghiệp do bụi than gây nên.
Trong quá trình khai thác đã gây nhiều sự cố, làm tổn thất cho con người. Những người
thợ mỏ, hàng ngày luôn luôn đối mặt với rủi ro. Hàng trăm đại xa trọng tải từ 40 đến 96
tấn, xe cẩu, máy xúc, máy nổ, bom mìn, điện cao thế …tai nạn luôn rình rập, nguy hiểm
đến tính mạng.
Tại Quảng Ninh, công việc khai thác than trong những năm gần đây luôn luôn xảy ra các
sự cố, làm nguy hại đến tính mạng của các thợ mỏ. Một trong các vụ nghiêm trọng là vụ
bục nước hầm lò của xí nghiệp khai thác than 86, Tổng công ty than Đông Bắc, xảy ra
vào ngày 23/1/2007 đã vùi lấp 12 công nhân, trong đó làm 2 người thiệt mạng. Tại
Quảng Ninh, nạn thổ phỉ khai thác than bừa bãi, những dự án bị biến tướng (Dự án “Tận
thu” đã biến việc nuôi trồng thủy sản, thành việc khai thác than làm nguy hại đến môi
trường. Trong quá trình khai thác than tại Quảng Ninh đã xâm phạm đến các di tích như
Yên tử, làm ô nhiễm các hồ chứa nước. Theo kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ
thủy lợi ở Quảng Ninh đã ở mức báo động. Độ pH đo đựợc tại 9 hồ đều ở mức rất thấp,
nhất là hồ Bến Châu 3,75; hồ Cầu Cuốn 3,21; hồ Nội Hoàng 3,02 vv… Trong khi độ pH
để các sinh vật sinh sống được phải ở mức 5,5 đến 6. Việc lấy nước từ các hồ trên để nuôi
cá đã làm cá chết hàng loại hoặc bị nổ mắt, nếu không chết thì năng suất giảm rõ rệt.
Trước tình hình nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu cầu sử dụng
năng lượng ngày càng tăng và các vấn đề về môi trường đang là vấn đề thách thức đối với
toàn cầu. Điều đó đã dẫn dến tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Một số nước tìm
nguồn năng lượng nguyên tử, một số nước tìm đến nguồn năng lượng có nguồn gốc từ
mặt trời, gió, nước, thủy triều, năng lượng địa nhiệt, sinh khối vv… Những nguồn năng
lượng này có khả năng vô tận và khai thác sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG 3: NGUỒN NĂNG LƯỢNG TRONG SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN
PHÁP SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM
3.1. Các nguồn năng lượng sử dụng trong sinh hoạt
Trong thời đại hiện nay hầu như tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều cần sử dụng
năng lượng. Đặc biệt là năng lượng không thể tái tạo con người đã khai thác gần như cạn
kiệt nguồn tài nguyên này, vì vậy việc sử dụng sao cho hợp lý tránh lãng phí các nguồn
tài nguyên này là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Đồng thời cần phải tìm ra các nguồn
năng lượng mới thay thế thế cho nguồn năng lượng sắp bị cạn kiệt.
Các nguồn năng lượng được biến đổi dưới nhiều dạng khác nhau tùy theo mục đích sử
dụng. Tuy nhiên trong sinh hoạt hàng ngày con người thường sử dụng các loại năng
lượng thứ cấp như than, điện năng, xăng dầu, khí gas,… từ các nguồn tài nguyên không
thể tái tạo. Hiện nay trên thế giới đã phát minh ra nhiều nguồn năng lượng thay thế như
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều,… tuy nhiên ở Việt Nam các nguồn năng
lượng mới này vẫn chưa được phổ biến nhiều. Nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu trong
sinh hoạt hiện nay phần lớn vẫn là nguồn năng lượng không thể tái tạo.
Vì vậy, muốn việc sử dụng các ngưồn năng lượng hướng đến sự bền vững ngoài việc sử
dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, ta cần phải quan tâm và đầu tư vào các nguồn năng
lượng mới, để hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn năng lượng được chuyển đổi từ các
nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
3.2. Các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
3.2.1 Sự cần thiết sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sinh hoạt
Hầu hết trong hoạt động sống của con người hiện nay đều cần sử dụng đến năng lượng.
Năng lượng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của các quốc gia, là
thước đo kinh tế cho các nước.
Theo báo cáo của Viện Chiến lược Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Viện Năng lượng Việt Nam,
Tổng công ty Than Việt Nam, Petro Việt Nam, hơn 10 năm qua ở nước ta, việc khai thác
năng lượng sơ cấp (than dầu khí, thuỷ năng) tăng trung bình 16,4%/năm. Sử dụng năng
lượng sơ cấp tăng bình quân trên 10%/năm. Tốc độ tăng trưởng năng lượng cuối cùng
tăng 11%/năm, cao hơn tăng trưởng kinh tế 1,46%. Dự báo trong những năm tới, trung
bình mỗi năm, lượng khai thác than là 25 triệu tấn, dầu thô 20 triệu tấn, khí 18 – 20 tỉ m 3.
Như vậy, nếu có khai thác một cách kinh tế, thì dầu khí cũng chỉ đủ dùng trong vòng 30 40 năm, than còn có khả năng sử dụng trong vòng hơn 60 năm, sau đó sẽ cạn dần, khai
thác không kinh tế và giá thành cao. Nếu không có chính sách phát triển, sử dụng các
dạng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thì Việt Nam sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn
nguồn năng lượng từ bên ngoài.
Trong khi đó việc phát triển các nguồn năng lượng thay thế cho các nguồn truyền thống
đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng.
Theo dự báo, với tốc độ gia tăng mức khai thác năng lượng như hiện nay thì không lâu
nữa các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở thành khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt
sẽ dần cạn kiệt.
Đã đến lúc phải tìm kiếm giải pháp để khắc phục điều đó. Hiện nay, con người đang tính
đến các giải pháp tìm kiếm những nguồn năng lượng mới để thay thế dần các nguồn năng
lượng không tái tạo được, thực hiện điều này không chỉ vì mục đích khắc phục nguy cơ
cạn kiệt nguồn tài nguyên hữu hạn mà còn giúp giảm bớt sự hủy hoại môi trường.
Ngoài ra, việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng trong hoạt động sinh
hoạt hàng ngày là một vấn đề cũng vô cùng quan trọng, cần phải có những giải pháp cụ
thể rõ ràng để thực hiện, điều này sẽ giúp giảm được chi phí trong việc sử dụng năng
lượng, kiểm soát việc sử dụng năng lượng chặt chẽ, đúng cách sẽ giúp làm giảm các nguy
cơ thiếu hụt năng lượng, vì nhu cầu cao sử dụng năng lượng của con người ngày càng
tăng cao nên sẽ khai thác năng lượng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu
sử dụng, dẫn đến nguồn năng lượng ngày càng trở nên ít đi, dẫn đến giá thành năng lượng
cao, doanh nghiệp phải tốn nhiều tiền chi phí và chính việc khai thác năng lượng ồ ạt để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ gây ra sự phát thải CO 2 nhiều hơn, làm cho môi
trường sống chúng ta ngay càng bị suy thoái nghiêm trọng.
Qua những yếu tố trên việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là rất cần thiết và cấp
bách trong tình hình hiện nay.
3.2.2 Các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a. Tăng cường quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tổ chức hệ
thống quản lý về tiết kiệm năng lượng thông qua việc:
− Ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về “Các công trình sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả”.
− Ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
− Tổ chức mạng lưới quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến các
tỉnh, thành trong cả nước.
b. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao
nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
− Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh về nội dung sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Xây dựng trang thông tin điện tử về tiết kiệm năng
lượng và điểm trưng bày công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
− Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về tiết kiệm năng lượng cho cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật công nghệ, tuyên truyền viên….
− Tổ chức cuộc thi về Tiết kệm năng lượng như cuộc thi toà nhà tiết kiệm năng
lượng, các cuộc thi về sáng tạo các giải pháp, ý tưởng công nghệ, thiết bị tiết kiệm
năng lượng.
− Phát hành tờ gấp, tờ dán, quảng cáo, cuốn sách nhỏ về mô hình sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả thành công tiêu biểu của địa phương, doanh nghiệp,
công trình xây dựng…
c. Đưa nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo
dục quốc gia.
d. Triển khai cuộc vận động xây dựng mô hình “Sử dụng tiết kiệm năng lượng hiêu quả
trong mỗi hộ gia đình”
− Cung cấp thiết bị tiết kiệm năng lượng để thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng
lượng trong trường hợp cần thiết với giá hỗ trợ; sử dụng có hiệu quả các dạng năng
lượng mới (khí sinh học, sinh khối…); xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm năng
lượng ở các hộ gia đình.
− Hướng dẫn cho các hộ gia đình cách thức sử dụng hợp lý các thiết bị điện sử dụng
hàng ngày:
o Tủ lạnh: Hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế
độ từ 3 – 60C. Với chế độ đông lạnh thì để – 150C đến -180C. Cứ lạnh hơn 100C
là tốn thêm 25% điện năng. Nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị
hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.
o Máy điều hoà nhiệt độ: Hãy để nhiệt độ ở mức trên 20 0C. Cứ cao hơn 100C là
đã tiết kiệm được 10% điện năng. Thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết
kiệm được từ 5 – 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường sẽ tiết kiệm 20 – 25%
điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.
o Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện vì quạt càng chạy
nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử
dụng.
o Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn
điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút.
Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo
vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời
gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).
o Bàn là: Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ hoặc khi
quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động
có hiệu quả hơn.
o Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt và chỉ dùng chế
độ giặt nước nóng khi thật cần thiết.
o Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hoà nhiệt độ, không đặt
gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ
điện này.
o Ti vi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt
ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi
khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà
bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ỨNG DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG
CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ
Source: https://vh2.com.vn
Category: Năng Lượng