Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Năng lực của doanh nhân – Tài liệu text

Đăng ngày 04 August, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 431.56 KB, 40 trang )

a/ Trình độ chuyên môn: yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong

điều hành công việc, thích ứng và tìm ra giải pháp hợp lý cho những vướng mắc có thể xảy

ra.

+ Bằng cấp

+ Kiến thức chuyên môn

+ Kiến thức xã hội

+ Kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ

+ Kiến thức ngoại ngữ…

=>Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Để phát triển doanh nhán cần phải

liên tục nâng cao trình độ của bản thân, thường xuyên củng cố, phát triển các kỹ năng. Đồng

thời nhận thức được rằng, học hỏi suốt đời, không ngừng thu thập kiến thức mới, kinh nghiệm

mới, tự làm mới mình.

b/ Năng lực lãnh đạo

Năng lực lãnh đạo là khả năng định hướng và điều khiển người khác hành động để

thực hiện những mục đích nhất định.

Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để làm cho họ nhiệt tình, phấn đấu đạt được

các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là hướng dẫn, điều khiển, ra lệnh và làm gương.

=>Vai trò lãnh đạo của doanh nhân rất quan trọng và gây ảnh hưởng lớn tới các thành viên

trong doanh nghiệp.

Năng lực lãnh đạo thể hiện ở những khía cạnh sau:

-Năng lực thuyết phục: khơi dậy động lực cho con người và dẫn dắt họ hướng tới các

mục tiêu

-Tầm nhìn chiến lược: có định hướng cho mục tiêu lâu dài, thực thi chiến lược đó bằng

một kế hoạch rõ ràng. Đồng thời đó là việc phát hiện ra những ý tưởng mới để tìm ra cơ hội và

thách thức cho doanh nghiệp.

-Khả năng chèo lái con thuyền: bằng cách tác động tới nhân viên và thay đổi suy nghĩ

của họ, phát huy toàn bộ năng lực, tiềm năng của nhân viên nhẳm thực hiện mục tiêu chung của

công ty.

c/ Trình độ quản lý kinh doanh

Văn hóa doanh nghiệp

Page 23

7/13/2015

Hiệu quả kinh doanh là thước đo đúng đắn của các giải pháp và thước đo tài năng

của doanh nhân. Năng lực quản lý kinh doanh thể hiện rõ hơn khi công ty gặp khó khăn, sự cố

nhưng cũng ko thể thiếu vắng khi công ty phát triển.

Người quản lý doanh nghiệp là người tạo dựng nên hình tượng công ty. Người quản lý

kinh doanh có năng lực thì doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả và đạt được những lợi

ích mong muốn.

2. Tố chất của doanh nhân

a/ Tầm nhìn chiến lược

Thất bại hay thành công của một doanh nghiệp bắt nguồn từ chiến lược phù hợp

hay không. Vì vậy vai trò trước tiên của người lãnh đạo đứng đầu công ty là xác định một kế

hoạch rõ rang và đặt ra một định hướng chiến lược cho công ty của mình.

Không chỉ dừng lại ở việc vạch ra kế hoạch chiến lược mà họ còn phải tiếp xúc trao đổi

với nhân viên nhằm thay đổi suy nghĩ của nhân viên để thực hiện những cam kết của mình

về hướng phát triển mới của công ty.

=> Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên để nhận biết một người có khả năng lãnh đạo hay

không.

“Nếu ví doanh nghiệp như con tàu thì vai trò của lãnh đạo hay các doanh nhân như

thuyền trưởng”.

b/ Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo

– Khả năng quan sát, độ nhạy bén, phản ứng nhanh, khả năng thích nghi với sự thay

đổi và tập trung cao độ với sức chịu đựng tốt. Trong đó năng lực quan sát tốt và độ nhạy bén

là 2 yếu tố cơ bản đặt nền móng vững chắc cho công việc kinh doanh.

– Nhạy cảm trong kinh doanh là khả năng cảm nhận tương đối chính xác cơ hội kinh

doanh

– Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và

xã hội, cải tạo cái cũ, cái lạc hậu để gia tăng giá trị.

– Môi trường thay đổi thường xuyên và có những sự cố xảy ra đòi hỏi tính linh hoạt

trong kinh doanh là tất yếu. Việc hoạch định chiến lược càng linh hoạt bao nhiêu thì nguy cơ

thua thiệt, thất bại càng nhỏ bấy nhiêu.

Văn hóa doanh nghiệp

Page 24

7/13/2015

c/ Tính độc lập, quyết đoán, tự tin

*Sự thành bại của doanh nghiệp thể hiện vai trò chính của nhà lãnh đạo, chứ ko phải

ai khác. Việc lựa chọn phương án kinh doanh, thực hiện các quyết định về chiến lược, tài chính

là sự sống còn của doanh nghiệp. Một người ưa thích lệ thuộc ko thể là một doanh nhân

thành đạt.

Tuy nhiên ko phải vì tính độc lập, quyết đoán mà họ ko biết cách lắng nghe và làm việc

với những người khác. Một nhà lãnh đạo tốt ko đc có tư tưởng bảo thủ, phải biết thừa nhận

những điểm yếu kém của mình và yêu cầu sự giúp đỡ.

* Trong kinh doanh, sự thành công hay thất bại được chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài.

Vì vậy để thích ứng và phát triển thì doanh nhân phải là người tự tin. Tự tin ko phải là sự

cố chấp mù quáng, nó dựa trên năng lực sẵn có của con người. Từ đó ng lãnh đạo sẽ nhìn thấy

được cơ hội kiếm lợi mà ng khác ko thấy được, thiết lập được cơ bản lòng tin tưởng. Đây là yếu

tố quan trọng tạo nên một doanh nhân thành đạt.

d/ Năng lực quan hệ xã hội

Năng lực quan hệ xã hội là khả năng tham gia các quan hệ, khả năng động viên,

thấu hiểu nhiều quan điểm khác nhau.

Quan hệ xã hội tốt giúp gắn bó mọi người trong công ty với lãnh đạo doanh nghiệp;

gắn kết với khách hang, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước; kết hợp với đối tác.

e/ Có nhu cầu cao về sự thành đạt

Những người ko có nhu cầu cao về sự thành đạt, ko có khát vọng chinh phục, dễ thỏa

mãn…nói một cách đơn giản đó là ko có sự cầu tiến thì sẽ ko thể trở thành một doanh nhân

thành công được.

Những doanh nhân thành đạt luôn thích cạnh tranh, lập những kỷ lục mới và làm những

chuyện mới mẻ.

f/ Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh

Đam mê kinh doanh tạo ra cá tính mạnh liệt và hăng hái của các doanh nhân. Nó

tiếp sức cho các doanh nhân theo đuổi một mục tiêu hay dự định.

Văn hóa doanh nghiệp

Page 25

7/13/2015

Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, chuẩn bị các phương án, tính toán kỹ lưỡng những

phương án rủi ro. Một doanh nhân thực thụ sẽ lấy thất bại đúc kết thành kinh nghiệm, tiếp tục

sự nghiệp với mục tiêu đã định.

Lòng say mê kinh doanh là tình cảm đối với hoạt động kinh doanh thì đặc tính có đầu óc

kinh doanh là đặc tính thể hiện những suy nghĩ và cách giải quyết các vấn đề dựa trên lý

trí có tính toán lợi ích, cân nhắc 1 cách thân trọng và nhanh chóng.

3. Đạo đức của doanh nhân

a/ Đạo đức của một con người

Mỗi doanh nhân là một cá thể nên vấn đề đạo đức trước hết phải là đạo đức của một

con người.

– Thiện tâm

– Trách nhiệm với công viêc, với lời nói, với bản thân

– Nghĩa vụ với người khác trong mối quan hệ xã hội, gia đình và tổ chức.

Đạo đức của việc ra quyết định quản trị thường phức tạp và những nhà quản trị thường

không thống nhất về những gì tạo nên một quyết định có đạo đức. Vì thế có 2 vấn đề đặt ra là:

– Cơ sở để nhà quản trị căn cứ vào đó mà xác định nên chọn phương án nào trong

một tình huống ra quyết định

– Các tổ chức có thể làm gì để đảm bảo chắc chắn rằng nhiều nhà quản trị sẽ tuân

theo những tiêu chuẩn đạo đức trong việc ra quyết định.

b/ Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động

Nguyên tắc cơ bản:

– Làm giàu cho mình đi đôi với làm giàu cho xã hội, đất nước, người lao động

– Cạnh tranh nhưng ko làm hại cho xã hội

– Bình đẳng, song phẳng trong các lợi ích kinh tế với nhà nước, người làm thuê

– Trung thực với bạn hang, người tiêu dùng

– Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh

– Kinh doanh những thứ pháp luật ko cấm, ko ảnh hưởng đến an ninh tổ quốc và tính

mạng con người.

Văn hóa doanh nghiệp

Page 26

7/13/2015

c/ Nỗ lực vì sự nghiệp chung

– Nỗ lực làm việc vì sự nghiệp chung toàn thể doanh nghiệp.

– Thấy được cái lợi của mình trong cái lợi của của doanh nghiệp, xã hội và cộng đồng

– Phù hợp với giá trị đạo đức mà văn hóa xã hội thừa nhận

=> Doanh nhân là người luôn gắn liền và cùng tồn tại với doanh nghiệp.

d/ Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội

Một doanh nhân kinh doanh có đạo đức phải biết kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích đất

nước. Đó là sáng tạo và nâng cao giá trị vật chất cho xã hội, trách nhiệm đóng góp vào các hoạt

động chung của xã hội.

4.

Phong cách doanh nhân

– Các doanh nhân đều có những thế mạnh, khuynh hướng của mình trong suy nghĩ,

cách quản lý mang bản sắc cá nhân tạo nên phong cách của doanh nhân.

– Phong cách lãnh đạo của doanh nhân ko chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh

đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điểu khiển, tác động tới người

khác của người lãnh đạo DN  Được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.

– Để tìm hiểu phong cách doanh nhân ko chỉ xét đến mặt chủ quan mà nó còn phụ thuộc

vào yếu tố môi trường xã hội.

Phong cách doanh nhân = Cá tính x Môi trường

Phong cách doanh nhân được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua

lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của doanh nhân và yếu tố môi trường xã hội

trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp

a/ Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân

– Văn hóa cá nhân: cho doanh nhân biết học đang theo đuổi một công việc, một sự nghiệp

là vì giá trị gì, nhờ giá trị đó họ được khẳng định và cống hiến cho xã hội.

– Tâm lý cá nhân: tâm lý mở, hoạt hóa, chinh phục, tự khẳng định-đó là phẩm chất cần

thiết cho một doanh nhân. Ngược lại, tâm lý khép kín, yếm thế, phân thân sẽ dẫn đến phong

cách tiêu cực của doanh nhân.

– Kinh nghiệm cá nhân: khuynh hướng giải quyết vấn đề theo chiều hướng nhằm giảm

Văn hóa doanh nghiệp

Page 27

7/13/2015

thiểu rủi ro và chi phí cơ hội. Kinh nghiệm của doanh nhân trong lĩnh vực đang hoạt động là tài

sản vô hình, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nhân.

– Nguồn gốc đào tạo: lĩnh vực chuyên môn mà doanh nhân được đào tạo sẽ trang bị cho

họ kiến thức để nhìn nhận đánh giá, giải quyết vấn đề thiên lệch về lĩnh vực đó, xem nhẹ các

lĩnh vực khác.

– Môi trường xã hội: ý thức hệ, tập quán, văn hóa, đạo đức, luật pháp…ảnh hưởng ko nhỏ

đến phong cách lãnh đạo của doanh nhân.

b/ Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân

Thế nào là một phong cách tốt? Dựa trên 1 số guyên tắc định hình:

– Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo

– Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng

– Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc

– Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người

– Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết

– Không tự thỏa mãn.

c/ Một số phong cách điển hình

• Theo quan niệm phương Tây:

1.

Phong cách quản lý dân chủ

2.

Phong cách quản lý mệnh lệnh

3.

Phong cách quản lý tự do

3.3.5 Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp

Như một trào lưu, các doanh nghiệp đua nhau xây dựng văn hóa doanh nghiệp,

nhưng điểm lại, không mấy doanh nghiệp thành công. Vì sao như vậy?

Trước hết, sự thất bại nằm ở ngay chính bản thân những người lãnh đạo cao nhất doanh

nghiệp. Các doanh nghiệp thường cử người đi học về văn hóa doanh nghiệp, nhưng những

người lãnh đạo cao nhất thì không bao giờ đến lớp – một phần vì quá bận rộn với công việc,

phần khác, nhiều hơn, là vì sĩ diện cá nhân. Hệ quả là, chính người cần khởi xướng và dẫn dắt

quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp lại không hiểu hết về vấn đề này.

Văn hóa doanh nghiệp

Page 28

7/13/2015

Thứ hai, rất quan trọng và đóng vai trò quyết định, đó là doanh nghiệp tìm cách xây dựng

văn hóa doanh nghiệp, nhưng chính doanh nhân – người chủ doanh nghiệp lại không chịu xây

dựng văn hóa cho mình.

Như vậy, để thành công thì trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân – người

chủ doanh nghiệp nên bắt tay xây dựng văn hóa cho chính mình.

Doanh nhân là linh hồn của doanh nghiệp và là người góp phần chính tạo nên văn

hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân không thể tách rời nhau. Một doanh

nghiệp có cả hai loại văn hóa đó hòa quyện vào nhau sẽ làm nên sức mạnh của DN.

Văn hóa doanh nhân là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần quyết định

tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp.

Một doanh nhân có nếp sống phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù

hợp. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống, cách hành xử phi văn hóa, cả doanh

nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và rất khó có hy vọng xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp

lành mạnh.

Không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh nhân

lành mạnh, phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc. Hiện nay, không ít doanh

nhân đang dùng quyền để thúc ép, áp đặt cho nhân viên những kiểu “văn hóa” không phù hợp.

Một thứ văn hóa áp đặt, thúc ép, thiếu cơ sở cho niềm tin của nhân viên sẽ dẫn đến thất bại

không tránh khỏi.

Văn hóa doanh nghiệp phản ánh rõ văn hóa của người lãnh đạo của doanh nghiệp.

Họ không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp, mà còn là

người sang tạo ra các biểu tượng, ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại của

doanh nghiệp.

Doanh nhân là người sáng tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy tinh

thần sáng tạo, họ là người mang đến không gian tự do, bầu không khí ấm cúng trong donah

nghiệp. Họ là những người quyết định văn hóa doanh nghiệp thong qua việc kết hợp hài hòa các

lợi ích kinh tế để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của tất cả mọi

người.

Văn hóa doanh nghiệp

Page 29

7/13/2015

Doanh nhân là người nghệ sĩ đóng vai trò vẽ lên hình ảnh của doanh nghiệp thông

qua vai trò đại diện cho doanh nghiệp

4. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

– Sơ lược Văn hóa doanh nghiệp Việt nam

Đại hội IX của Đảng nhận định: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một

phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác

mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

4.1 Tính hai mặt của VHDN Việt nam

Tính hai mặt của VHDN Việt Nam thể hiện qua:

– Mục đích kinh doanh: thường có hai điểm chung là Đạt hiệu quả cao và Có tính nhân

văn

– Phương pháp kinh doanh (phong cách kinh doanh): nghĩa là doanh nghiệp đạt tới mục

đích bằng con đường nào và với những nguồn lực nào.

4.2 Xây dựng VHDN VN trong thời kỳ hội nhập

– Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn

hóa doanh nghiệp

– Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

– Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp

– Thiết lập các điều kiện tiền đề cho xây dựng VHDN

Chương 3 – QUẢN LÝ VẤN ĐỀ THAY ĐỔI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Khái quát chung về thay đổi văn hóa doanh nghiệp

1.1. Khái niệm thay đổi văn hóa doanh nghiệp

1.2. Nhận diện vấn đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp

1.3. Xác định thời điểm thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp

Page 30

7/13/2015

Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nhân