7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT Tác giả : Sean CoveyChịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập :ĐINH THỊ THANH THỦY Bạn đang đọc:...
Giáo án ngữ văn 10 bài: Tổng kết phần văn học | Giáo án phát triển năng lực ngữ văn 10 – Tech12h
Giáo án ngữ văn 10 bài : Tổng kết phần văn học
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tổng kết phần văn học. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 10 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: …………………………………
…………………………………
Tuần 30 – Tiết 88, 89: TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Cách nhìn tổng quát về nội dung và hình thức nghệ thuật của từng bộ phận văn học.
2. Về kĩ năng: So sánh giữa các bộ phận văn học ; hệ thống hóa những kiến thức đã học.
3. Về thái độ, phẩm chất
a. Thái độ: Có ý thức cao trong học tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
b. Phẩm chất :
+ Sống yêu thương
+ Sống tự chủ.
+ Sống trách nhiệm.
4. Về phát triển năng lực
a. Phát triển năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
b. Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản, năng lực cảm thụ thơ văn, năng lực tự nhận thức, năng lực giải quyết một số vấn đề đặt ra từ văn bản.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Đối với giáo viên:
– Sách giáo viên, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2.
– Thiết kế bài giảng.
– Giáo án điện tử
2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn văn, vở ghi.
III. Cách thức tiến hành
– Giáo viên tổ chức bài dạy bằng cách kết hợp các phương pháp công não, thông tin – phản hồi, thảo luận nhóm (kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh).
IV. Thiết kế hoạt động dạy học
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
– GV chiếu tên những tác phẩm được sắp xếp lôn xộn và yêu cầu HS sắp xếp vào theo nhóm các tác phẩm VH dân gian, tác phẩm VH trung đại, tác phẩm VH hiện đại
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn tập VHDG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: Mỗi cá nhân suy nghĩ, tìm ra câu trả lời..
* Hoạt động nhóm:
– Học sinh thảo luận cặp đôi và ghi lại những thông tin cơ bản vào phần xung quanh bảng phụ.
– HS thảo luận và thống nhất ý kiến, ghi lại kết quả của cả nhóm vào giữa bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– HS trả lời câu hỏi.
– GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
Bước 5: GV chuyển giao nhiệm vụ mới:
HS lập bảng so sánh VHDG và VH viết.. I. Ôn tập VHDG
1. Những đặc trưng cơ bản của VHDG
– Tính tập thể.
– Tính truyền miệng.
– Tính thực hành.
2. Hệ thống thể loại
– Tự sự DG: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, vè.
– Trữ tình DG: ca dao.
– Nghị luận DG: tục ngữ, câu đố.
– Sân khấu DG: chèo, tuồng, cải lương.
3. Những giá trị cơ bản của VHDG
a. Giá trị nhận thức:
– Là kho tàng tri thức về mọi lĩnh vực đời sống tự nhiên, xã hội và con người.
– Là tri thức của 54 dân tộc anh em ” tính phong phú, đa dạng.
– Thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động ” nhân đạo và tiến bộ.
– Tri thức dân gian thường được trình bày bằng ngôn từ nghệ thuật” hấp dẫn, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền.
b. Giá trị giáo dục
– Tinh thần nhân đạo:
+ Tôn vinh giá trị con người.
+ Tình yêu thương con người.
+ Đấu tranh bảo vệ, giải phóng con người khỏi bất công.
– Hình thành những phẩm chất truyền thống tốt đẹp:
+ Tình yêu quê hương đất nước.
+ Lòng vị tha, đức kiên trung.
+ Tính cần kiệm. óc thực tiễn…
c. Giá trị thẩm mĩ
+ Nhiều tác phẩm VHDG trở thành mẫu mực nghệ thuật để người đời học tập.
+ Là nguồn nuôi dưỡng VH viết phát triển.
Lập bảng so sánh VHDG và VH viết:
STT Đặc điểm VHDG VH viết
1 Thời điểm ra đời. – Rất sớm, khi chưa có chữ viết. – Khi đã có chữ viết (từ thế kỉ X).
2 Tác giả. – Tập thể – Cá nhân.
3 P.T lưu truyền. – Truyền miệng. – Chữ viết, chữ in, văn bản.
4 Hình thức tồn tại. – Gắn liền với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (môi trường diễn xướng). – Văn bản viết cố định.
5 Vai trò, vị trí. – Nền tảng của VH dân tộc. – Nâng cao, kết tinh những thành tựu nghệ thuật.
? Các bộ phận lớn của VH viết Việt Nam?
? Những nội dung lớn của VHVN trong quá trình phát triển?
? VHVN phát triển trong sự ảnh hưởng qua lại với các yếu tố truyền thống dân tộc, tiếp biến VHNN ntn? Nêu 1 số hiện tượng văn học chứng minh?
? HS trình bày bảng so sánh VHTĐ và VHHĐ?
– VHTĐ (từ thế kỉ X- XIX).
– VHHĐ (từ đầu thế kỉ XX- nay).
– Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người VN trong 5 mối quan hệ đa dạng: với thế giới tự nhiên, quốc gia dân tộc, xã hộ và bản thân.
– Hai nội dung cảm hứng lớn xuyên suốt: yêu nước và nhân đạo.
– ảnh hưởng truyền thống và tiếp biến VHNN.
– VD:+ VHTĐ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…
+ VHHĐ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao,…
– Các tác giả VHTĐ:
+ Tiếp thu lời ăn tiếng nói, tư tưởng nhân đạo của VHDG và truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Việt hóa các yếu tố tiếp thu từ VH Trung Quốc: thể loại, đề tài, thi liệu,… II. VH viết Việt Nam:
1. Các bộ phận:
2. Những nội dung lớn của VHVN trong quá trình phát triển:
– Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người VN trong 5 mối quan hệ đa dạng: với thế giới tự nhiên, quốc gia dân tộc, xã hộ và bản thân.
– ảnh hưởng truyền thống và tiếp biến VHNN.
– VD:
3. So sánh VHTĐ và VHHĐ:
So sánh VHTĐ và VHHĐ:
Đặc điểm VHTĐ VHHĐ
Chữ viết. – Chữ Hán, chữ Nôm. – Chữ quốc ngữ.
Thể loại.
– Tiếp thu từ VH Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyện kí, tiểu thuyết chương hồi,…
– Sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm.
– Thể loại VH dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói. – Tiếp thu từ VHTĐ: thơ Đường luật, câu đối,…
– Thể loại VHHĐ: thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói,…
Tiếp thu từ nước ngoài. – Văn hóa, văn học Trung Quốc. – Văn hóa, văn học Trung Quốc.
– Văn hóa, văn học phương Tây, Nga-Xô Viết, Mĩ- Latinh.
? Các thành phần chủ yếu của VHTĐ?
? Các giai đoạn phát triển của VHTĐ?
? Nêu các đặc điểm lớn về nội dung? Phân tích dẫn chứng minh họa?
? Đặc điểm và biểu hiện của nội dung yêu nước? Nêu dẫn chứng minh họa?
? Đặc điểm và biểu hiện của nội dung nhân đạo?
Nêu dẫn chứng minh họa?
? Các đặc điểm nghệ thuật?
? Nêu tên các thể loại VHTĐ đã học?
HS làm ở nhà, trình bày trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá. – VH viết bằng chữ Hán.
– VH viết bằng chữ Nôm.
– Từ thế kỉ X- XIV.
– Từ thế kỉ XV- XVII.
– Từ thế kỉ XVIII- nửa đầu XIX.
– Nửa cuối thế kỉ XIX.
– Đặc điểm:
VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Quy hứng (Nguyễn Trung Ngạn), Tựa Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương),…
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão),…
+ Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử.
VD: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu),…
+ Biết ơn, ca ngợi những anh hùng dân tộc, những người hi sinh vì đất nước.
VD: Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên).
+ Tình yêu thiên nhiên.
VD: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).
– Đặc điểm:
+ Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.
+ ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của tôn giáo.
– Biểu hiện:
+ Lòng thương yêu con người, cảm thông thương xót những khổ đau của con người.
VD: Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,…
+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.
VD: Tố cáo chiến tranh phi nghĩa (Chinh phụ ngâm), bộ mặt tàn ác, ích kỉ của giai cấp thống trị (Cung oán ngâm khúc), bộ mặt tham nhũng, bất công của giai cấp thống trị (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên),…
+ Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính (công lí, tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi).
VD: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngô Tử Văn cương trực, dũng cảm, đấu tranh đến cùng với cái xấu, cái ác. Chinh phụ ngâm đề cao khát vọng hạnh phúc lứa đôi…
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp của con người.
VD: Nàng Kiều hiếu nghĩa đủ đường.
+ Lối sống hòa hợp với tự nhiên, xa lánh vòng danh lợi.
VD: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm).
+ Niềm tin, lạc quan trước cuộc sống.
VD: Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư).
Hai cảm hứng trên có quan hệ biện chứng với nhau.
– Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm.
– Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
– Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
– Thơ Đường luật chữ Hán.
– Thơ Nôm Đường luật.
– Cáo.
– Phú.
– Ngâm khúc.
– Truyện thơ.
4. VH viết VN từ thế kỉ X-XIX:
a. Các thành phần chủ yếu của VHTĐ:
b. Các giai đoạn phát triển:
c. Những đặc điểm lớn về nội dung:
* Nội dung yêu nước:
– Đặc điểm:
+ Gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc”.
+ Ko tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc.
– Biểu hiện:
+ ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
+ Tự hào trước chiến công thời đại, trước truyền thống lịch sử.
+ Biết ơn, ca ngợi những anh hùng dân tộc, những người hi sinh vì đất nước.
+ Tình yêu thiên nhiên.
* Nội dung nhân đạo:
– Đặc điểm:
+ Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, thương người như thể thương thân của dân tộc ta.
+ ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn tích cực của tôn giáo.
– Biểu hiện:
+ Lòng thương yêu con người, cảm thông thương xót những khổ đau của con người.
+ Lên án, tố cáo các thế lực bạo tàn chà đạp lên con người.
+ Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính (công lí, tình yêu tự do, hạnh phúc lứa đôi).
+ Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp của con người.
+ Lối sống hòa hợp với tự nhiên, xa lánh vòng danh lợi.
+ Niềm tin, lạc quan trước cuộc sống.
d. Các đặc điểm nghệ thuật:
– Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm.
– Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
e. Các thể loại VHTĐ đã học:
– Thơ Đường luật chữ Hán.
– Thơ Nôm Đường luật.
– Cáo.
– Phú.
Lập bảng tên tác giả, tác phẩm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật cơ bản của các tác phẩm đã học
Tác giả TP Nội dung Nghệ thuật
1. Phạm Ngũ Lão Thuật hoài Bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là chân dung tinh thần của con người thời Trần có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A. – Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc.
– Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao kì vĩ, biện pháp so sánh phóng đại.
2. Nguyễn Trãi Bảo kính cảnh giới số 43. – Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè sinh động và tràn đầy sức sống.
– Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. – Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
– Cách ngắt nhịp 3/4.
– Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, biểu cảm.
3. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhàn Triết lí sống “nhàn” của tác giả:
– Sống hòa hợp với thiên nhiên.
– Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. – Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
– Đối chỉnh.
– Hình ảnh thơ giản dị, biểu cảm.
4. Nguyễn Du. Độc Tiểu Thanh kí. – Xót xa, thương cảm cho nàng Tiểu Thanh cũng như bao người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
– Suy nghĩ về số phận của những người tài hoa, tài tử, Nguyễn Du đặt vấn đề quyền sống, yêu cầu phải trân trọng những người nghệ sĩ- người sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần.
– Tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm.
Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. – Ngôn ngữ hàm súc, tinh tế.
– Sự phá cách khuôn mẫu thơ Đường luật.
5.Đỗ Pháp Thuận.
Quốc tộ. – Tâm trạng phơi phới niềm vui, tự hào, lạc quan, tin tưởng vào vận mệnh của đất nước.
– Khẳng định đường lối trị nước: thuận theo tự nhiên, dùng phương sách “đức trị” để đất nước ko còn nạn đao binh.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu chuộng hòa bình. – So sánh độc đáo.
– Ngôn ngữ hàm súc.
6. Mãn Giác thiền sư.
Cáo tật thị chúng. – Từ quy luật vận đọng đối lập của thiên nhiên và đời người, tác giả thể hiện ý thức cao về ý nghĩa, giá trị sự sống người.
– Niềm tin vào sự sống bất diệt, lòmh lạc quan, yêu đời của tác giả. – Thể kệ.
– Ngôn ngữ hàm súc, uyên thâm.
7. Nguyễn Trung Ngạn.
Quy hứng. – Những hình ảnh dân dã quen thuộc của làng quê qua nỗi nhớ quê rất cụ thể, da diết, chân thành.
– Lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc. – Hình ảnh thơ bình dị, dân dã.
– Biện pháp đối lập.
8. Trương Hán Siêu.
Phú sông Bạch Đằng. – Khung cảnh thiên nhiên Bạch Đằng- danh thắng lịch sử- hiện lên chân thực, sinh động thông qua cách nhìn, miêu tả của nhân vật “khách” và lời kể của các bô lão.
– Lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
– Tư tưởng nhân văn cao đẹp: đề cao vai trò, vị trí của con người. – Là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐ:
+ Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn.
+ Bố cục chặt chẽ.
+ Hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát triết lí.
+ Ngôn ngữ trang trọng, hào sảng, lắng đọng, gợi cảm.
9. Nguyễn Trãi.
Bình Ngô đại cáo. Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2:
– Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc.
– Tố cáo tội ác của kẻ thù.
– Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng.
– Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử. – Kết hợp hài hòa 2 yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình.
– Mang đậm cảm hứng anh hùng ca.
Là áng “thiên cổ hùng văn”.
10. Hoàng Đức Lương.
Tựa Trích diễm thi tập. – Những nguyên nhân khiến thơ văn bik thất truyền.
– Tâm sự và công việc sưu tầm thơ văn của tác giả.
Niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc. Nghệ thuật lập luận chặt chẽ bằng phương thức quy nạp, phân tích – tổng hợp.
11. Thân Nhân Trung. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. – Vai trò quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh đất nước.
– Những việc làm khuyến khích hiền tài.
– ý nghĩa quan trọng của việc khắc bia tiến sĩ. Nghệ thuật lập luận tam đoạn luận.
12. Ngô Sĩ Liên. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Thái sư Trần Thủ Độ. – Vẻ đẹp nhân cách vĩ đại của Trần Quốc Tuấn: trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, đức độ lớn.
– Nhân cách vĩ đại của Trần Thủ Độ: trung thực, nghiêm minh, liêm khiết, chí công vô tư. – Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ.
+ Đặt nhân vật trong những tình huống có thử thách.
+ Sử dụng nhiều chi tiết đặc sắc.
– Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
+ Các tình huống giàu kịch tính.
+ Sử dụng nhiều chi tiết đặc sắc.
13. Nguyễn Dữ. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. – Giá trị hiện thực:
+ Phê phán hồn ma tên tướng giặc giả mạo thổ thần.
+ Phê phán thánh thần, quan lại ở cõi âm.
Hiện tượng oan trái, bất công ở cõi trần: quan lại tham nhũng, vua xa dân, người dân lương thiện chịu nhiều bất công, ngang trái.
– Giá trị nhân đạo:
+ Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn- người đại biểu của trí thức nước Việt.
+ Niềm tin công lí chính nghĩa nhất định thắng gian tà. – Sử dụng dày đặc các yếu tố kì ảo.
– Giàu kịch tính.
14. Đoàn Thị Điểm. ĐT: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. – Tâm trạng cô đơn, buồn sầu, mong nhớ da diết và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.
– Gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa. – Độc thoại nội tâm.
– Tả cảnh ngụ tình.
– Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.
15. Nguyễn Du. Truyện Kiều:
– Trao duyên.
– Nỗi thương mình.
– Chí khí anh hùng. – Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
– Vẻ đẹp nhân cách của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
– Nỗi thương thân xót phận và ý thức cao về nhân phẩm của Thúy Kiều.
– Vẻ đẹp của nhân vật Từ Hải:
+ Chí khí phi thường, mưu cầu nghiệp lớn.
+ Tự tin, bản lĩnh.
+ Dứt khoát, kiên quyết mà lại rất tâm lí, sâu sắc và gần gũi. – Độc thoại nội tâm.
– Kết hợp ngôn ngữ dân gian và bác học.
– Ước lệ tượng trưng.
– Đối, điệp từ, điệp ngữ.
– Tả cảnh ngụ tình.
– Bút pháp lí tưởng hóa, lãng mạn hóa với cảm hứng vũ trụ.
– Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ.
– Sử dụng lời thoại trực tiếp thể hiện tính cách tự tin, bản lĩnh của nhân vật.
V. Các kiến thức LLVH:
1. Những tiêu chí chủ yếu của VBVH:
a. VBVH phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
b. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ và tính hàm súc.
c. Mỗi VBVH đều thuộc về 1 thể loại nhất định và phải tuân theo những quy ước, cách thức riêng
của nó.
2. Cấu trúc của VBVH:
– Tầng ngôn từ.
– Tầng hình tượng
– Tầng hàm nghĩa
3. Các khái niệm thuộc về nội dung và hình thức của VBVH:
a. Các khái niệm thuộc về nội dung:
– Đề tài
– Chủ đề
– Tư tưởng văn bản.
– Cảm hứng nghệ thuật
b. Các khái niệm thuộc về hình thức:
4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VBVH:
– Là mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau.
– Yêu cầu với 1 tác phẩm VH:
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Thuyết minh về 1 tác giả (1 tác phẩm) VH trong chương trình ngữ văn 10 mà em yêu thích.
+ Cảm nhận về 1 nhân vật VH trong chương trình ngữ văn 10 mà em yêu thích nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
– HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức HS Thuyết minh về 1 tác giả (1 tác phẩm) VH trong chương trình ngữ văn 10
+ Cảm nhận về 1 nhân vật VH trong chương trình ngữ văn 10
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy bài học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức HS vẽ được sơ đồ tư duy bài học
Bước 4: Hướng dẫn học bài và soạn bài ở nhà
– Hoàn thành bài tập –
– Soạn bài: Ôn tập phần làm văn
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nhân