7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT Tác giả : Sean CoveyChịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập :ĐINH THỊ THANH THỦY Bạn đang đọc:...
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo dạy học môn Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sống yêu cầu học sinh lớp Hai vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. Một hãng hàng không qui định hành khách đi máy bay chỉ được gửi hành lý không quá 20kg. Chị Nhung đã ghi ra giấy cân nặng các đồ vật trong hành lý của mình. Em hãy tính giúp chị Nhung xem hành lý của chị có vượt quá qui định không. Ví dụ 1. Khi học "So sánh và tính toán các số đo thời gian", ta tạo ra tình huống để học sinh vận dụng vào cuộc sống: Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống: Em ghi lần lượt các thành viên trong gia đình mình: ........................................................................................................ b/ Em hỏi tuổi của mỗi người rồi ghi lại lần lượt tuổi của mỗi người theo thứ tự trên....................... c/ Trong gia đình em: là người nhiều tuổi nhất và là người ít tuổi nhất. Hai người đó hơn kém nhau..tuổi. - Thông qua bài tập này giúp học sinh: + Khả năng vận dụng kĩ năng so sánh, tính toán với các số đo thời gian trong cuộc sống. + Có thói quen quan tâm đến cộng đồng và vận dụng kiến thức vào cuộc sống, trong gia đình. + Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, khả năng quan sát và ghi chép các số liệu thu được từ một quan sát. Ví dụ 2. Khi học "Đường gấp khúc", ta tạo ra tình huống để học sinh vận dụng kĩ năng vẽ và tính toán độ dài đường gấp khúc vào cuộc sống: Khối 3, 4, 5 của Trường tiểu học Hoà Bình tổ chức cắm trại. Sơ đồ trại của các lớp như hình dưới: Chị Tổng phụ trách muốn đi một vòng qua tất cả các trại sao cho không phải đi tới trại nào hai lần! Em hãy chỉ giúp chị cách đi nhé! - Thông qua bài tập này giúp học sinh: + Khả năng vận dụng kiến thức về đường gấp khúc và kĩ năng thực hành vẽ đường gấp khúc vào thực tế cuộc sống. + Thấy được ý nghĩa của những kiến thức về đường gấp khúc trong cuộc sống. + Có thói quen vận dụng kiến thức và kĩ năng về đường gấp khúc để xử lí các tình huống gặp trong cuộc sống hàng ngày. + Phát triển năng lực tư duy hình học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, * Bài toán lên quan đến tình huống trong cuộc sống yêu cầu học sinh lớp Ba vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. Ví dụ 1: Để tích hợp kiến thức và kĩ năng về đo độ dài và tiền Việt Nam, ta tạo ra tình huống để HS vận dụng vào cuộc sống: Em tìm hiểu rồi điền số thích hợp vào chỗ trống: a/ Mỗi bộ quần áo của em may hết khoảng .m vải. (Chẳng hạn mỗi bộ quần áo của bạn Hoa may hết 3m vải) b/ Mỗi năm mẹ may cho em. bộ quần áo. c/ Mỗi năm em cần mua..m vải để may quần áo. d/ Nếu mỗi mét vải có giá 35 nghìn đồng thì mỗi năm mẹ dành .. nghìn đồng để mua vải may quần áo cho em. - Thông qua bài tập này giúp học sinh: + Khả năng vận dụng kĩ năng nhân với số có một chữ số và thực hành các phép tính với số đo độ dài và tiền tệ. + Thấy được ý nghĩa của những kiến thức và kĩ năng về độ dài, về tiền Việt Nam trong cuộc sống thường ngày. + Nâng cao ý thức đối với bố mẹ và gia đình. + Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,. Ví dụ 2. Khi học về tiền Việt Nam, ta tạo ra tình huống để học sinh vận dụng vào cuộc sống: Mẹ cho Huyền 100 000 đồng mua sắm dụng cụ thể thao. Vào cửa hàng, Huyền nhìn thấy một đôi giày thể thao có giá 50 000 đồng, một chiếc vợt cầu lông có giá 20 000 đồng và một quả cầu lông có giá trị 5000 đồng. Em hãy giúp bạn sử dụng hết số tiền mẹ cho để mua ba loại hàng nói trên nhé! - Thông qua bài tập này giúp học sinh: + Củng cố kĩ năng tính toán với các số tròn nghìn + Có ý thức sử dụng hiệu quả đồng tiền phục vụ mục tiêu đã đặt ra. + Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy toán học, * Bài toán lên quan đến tình huống trong cuộc sống yêu cầu học sinh lớp Bốn vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. Ví dụ 1. Khi học thống kê số liệu, so sánh số đo độ dài, ta tạo tình huống sau cho học sinh vận dụng: Đường bộ từ Hà Nội đi một số thành phố được thống kê trong bảng: Từ Hà Nội đi Chiều dài quảng đường khoảng (km) Cần Thơ 1888 Đà nẵng 763 Hải Phòng 104 Huế 658 TP. Hồ Chí Minh 1719 a/ Tên các thành phố trên ghi theo thứ tự chiều dài đường bộ từ Hà Nội đến thành phố đó theo thứ tự giảm dần là . .. b/ Đường bộ từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Hà Nội đến Hải Phòng dài ki-lô-mét. c/ Nếu trung bình mỗi giờ ô tô đi được 47km thì xe chạy từ Hà Nội đến Huế hết giờ. - Thông qua bài tập này, giúp học sinh: + Củng cố kĩ năng so sánh và tính toán trên các số đo độ dài. + Củng cố kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trong bảng số liệu thống kê. + Tích hợp kiến thức toán học với địa lí. + Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán. Ví dụ 2. Khi học “Hình học”, ta tạo ra tình huống để HS vận dụng vào cuộc sống: Trong kho có các miếng bìa hình chữ nhật với chiều dài 3m, chiều rộng 45cm. Chú thợ cần cắt các tấm bìa đó thành các mảnh hình chữ nhật có kích thước 30cm ´ 15cm để dán thành các hộp đựng giày. Hỏi: a/ Chú phải cắt như thế nào để tiết kiệm nhất? (Minh hoạ trên hình vẽ) b/ Nếu dán mỗi hộp đựng giày cần 5 mảnh thì sau khi cắt một miếng bìa theo cách trên, chú dán được tất cả bao nhiêu hộp? - Thông qua bài tập này, giúp học sinh: + Củng cố kĩ năng tính diện tích các hình. + Hiểu biết ý nghĩa của các kiến thức, kĩ năng tính toán hình học trong cuộc sống. + Phát triển năng lực tư duy hình học, trí tưởng tượng không gian, năng lực tính toán, mô hình hoá toán học, * Bài toán lên quan đến tình huống trong cuộc sống yêu cầu học sinh lớp Năm vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. Ví dụ1. Khi học về “Các phép tính với số đo thời gian”, ta tạo tình huống sau để HS vận dụng: Em tìm hiểu rồi điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ trống: a/ Hằng ngày, siêu thị mở cửa bán hàng từ giờ phút đến. giờ .. phút. Như vậy mỗi ngày siêu thị mở cửa bán hàng .. giờ phút. b/ Mỗi tuần siêu thị mở cửa bán hàng .. giờ phút. - Thông qua bài tập này, giúp học sinh: + Củng cố kĩ năng tính toán với số đo thời gian. + Thấy được ý nghĩa của kiến thức và kĩ năng tính toán với số đo thời gian trong thực tế cuộc sống. + Tăng cường khả năng quan sát thực tế và vận dụng toán học. + Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực tự học, Ví dụ 2. Khi học về “Các phép tính với số đo độ dài trong tập số thập phân”, ta tạo tình huống sau để HS vận dụng: Một cửa hàng may đo dùng các tấm vải dài 8m để may quần áo đồng phục cho học sinh. May mỗi quần đồng phục hết 1,8m vải, mỗi áo đồng phục hết 1,3m vải. Cô thợ may đang phân vân chưa biết sử dụng vải như thế nào để tiết kiệm vải nhất. Em hãy giúp cô thợ may nhé! - Thông qua bài tập này, giúp học sinh: + Củng cố kĩ năng tính toán với số thập phân. + Có ý thức vận dụng kiến thức bài học để xử lí những tình huống thực tế cuộc sống, sản xuất . + Tạo hứng thú cho HS vận dụng toán học vào cuộc sống. + Phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là một bộ phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt động học tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu quả. Để đánh giá học sinh, giáo viên cần kết hợp hai hình thức: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Việc đánh giá hoạt động chủ yếu do học sinh thực hiện, học sinh tự đánh giá. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá trong cặp, trong nhóm bằng cách đổi bài cho nhau để cùng rà soát xem kết quả nào đúng và đủ, kết quả nào chưa đúng và còn thiếu. Có những hoạt động học sinh tự đánh giá chéo giữa các nhóm. Có những hoạt động học sinh cùng giáo viên đánh giá theo những tiêu chí giáo viên đã nêu, hoặc là phụ huynh cùng học sinh đánh giá kết quả ứng dụng.... Giáo viên luôn tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong học tập, để từ đó các em thấy được những việc làm đúng và việc làm sai, những điều mình cần phải học tập bạn để phát huy và khắc phục. Không nên chê các em trước các bạn khi các em mắc phải những khuyết điểm như tính toán sai, áp dụng công thức vận dụng giải toán chưa tốtKhi nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt có thể bằng “lời nói”, “viết” hoặc bằng kí hiệu. Giáo viên phải dựa vào mục tiêu, yêu cầu của đề bài đối chiếu sản phẩm đã đạt được của học sinh với yêu cầu của hoạt động, với chuẩn kiến thức, kĩ năng; xem xét đặc đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh để nhận xét xác đáng, kịp thời, sao cho khích lệ được học sinh, làm cho các em hứng thú học tập, đồng thời tư vấn, hướng dẫn, giúp các em biết được hạn chế và biết tự khắc phục. Thời gian học sinh ở nhà nhiều hơn ở trường, các thành viên khác trong gia đình có mối quan hệ gắn bó, tình cảm, am hiểu lẫn nhau nên cần phải khuyến khích cha mẹ tham gia nhận xét, hướng dẫn, giúp đỡ con em mình, để bổ sung hoặc theo sát sự tiến bộ, hoặc chậm tiến của con em họ. Phụ huynh sẽ xem nhận xét của giáo viên trong vở để biết con mình học hành ra sao, từ đó có biện pháp phối hợp với giáo viên dạy bảo cho con mình. Kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội là một trong những phương châm giáo dục cơ bản. 2.2.7. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong dạy học môn Toán theo tiếp cận nghiên cứu bài học. Hiểu được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, quán triệt các tổ chuyên môn, giáo viên cần tìm hiểu kỹ, bám sát nội dung chuyên đề “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” để thực hiện các tiết dạy thao giảng tổ, thao giảng trường theo hình thức nghiên cứu bài học. Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đặt nặng việc quan tâm nhận xét, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên như trước đây mà khuyến khích người dự giờ hướng đến đối tượng học sinh để làm sao giúp đỡ mọi em học sinh đều có cơ hội được học tốt hơn, có được một bài học hoàn chỉnh, chất lượng, gây được hứng thú và niềm say mê học tập, khả năng phát triển năng lực thông qua các tiết học. Trong mỗi tiết học, các giáo viên cần tập trung chú ý và phân tích các vấn đề liên quan đến người học, phải xem thử học sinh học như thế nào, đang gặp khó khăn gì, giờ học có ý nghĩa với các em, không, mức độ phát triển năng lực cucar các em như thế nào? Nội dung và phương pháp giảng dạy của giáo viên có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không? Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào cho phù hợp nhất? Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học phải là một quá trình với nhiều khâu, nhiều bước chứ không còn đơn thuần chỉ là một buổi các thành viên trong tổ đến để bàn bạc về một bài học hay một đơn vị kiến thức cụ thể trong một tiết dạy nào đó trong chương trình. Nhà trường đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, bao gồm các vấn đề gồm: Nội dung phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; chia sẻ những kinh nghiệm hay của các giáo viên, tổ chuyên môn, các trường tiểu học. Các bước sinh hoạt chuyên môn ở trường tôi được tổ chức thông qua quy trình 4 bước như sau: Bước 1. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị. Bước 2. Tổ chức triển khai các nội dung cụ thể. Bước 3. Thảo luận chung Bước 4. Áp dụng vào thực tiễn dạy học. 2.3. Kết quả đạt được: 2.3.1. Đánh giá năng lực toán học của học sinh vào cuối năm và so sánh với đầu năm học: Thời gian Số HS được khảo sát Năng lực Kết quả khảo sát Tốt Đạt Chưa đạt SL % áâ SL % áâ SL % áâ Cuối năm học 2018-2019 70 Năng lực tư duy toán học. 25 35,7 á 17,1% 43 61,4 â 4,3% 2 2,9 â 12,8% Năng lực giải quyết vấn đề 26 37,1 á 19,7% 42 60,0 â 8,6% 3 2,9 â 11,4% Năng lực giao tiếp toán học 26 37,1 á 13,1% 42 60,0 â 8,6% 2 2,9 â 11,4% Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán. 24 34,3 á 16,9% 43 61,4 â 5,7% 3 4,3 â 11,4% 2.3.2. Ưu điểm: - Đối với giáo viên: Qua các giờ học trên lớp, giáo viên đã chú ý đúng mức tới việc sử dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của học sinh, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, giáo viên đã thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Giáo viên đã tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. - Đối với học sinh: Qua các tiết học toán, đã kích thích sự tò mò, hứng thú về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề toán học trong các tiết học gần gũi với các em. Không khí lớp học trở nên vui nhộn, gợi trí tò mò, chờ đợi, thích thú. phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách hướng dẫn học, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), nâng cao phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Học sinh đã biết chú ý và tránh được các sai lầm điển hình thường mắc phải trong quá trình giải các bài toán cơ bản. biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày trong gia đình và cộng đồng. Từ đó các em tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới, nhiều em chủ động trong các hoạt động học tập, có kĩ năng tự tìm tòi, phát hiện kiến thức mới hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo. Học sinh biết sử dụng ngôn ngữ toán học (chữ số, chữ cái, kí hiệu, biểu đồ, đồ thị, các liên kết logic) kết hợp với ngôn ngữ thông thường hoặc động tác hình thể khi trình bày, giải thích và đánh giá các ý tưởng toán học trong sự tương tác (thảo luận, tranh luận) với người khác. Học sinh biết tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các đồ dùng, phương tiện trực quan thông thường 2.3.3. Hạn chế: - Khi dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh đòi hỏi trong công tác đánh giá năng lực toán học của học sinh cần đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh qua chủ đề của môn học. Song song với việc đánh giá, giáo viên phải thiết kế các tình huống trong cuộc sống và cầu học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. Vì vậy người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tìm hiểu các nội dung liên quan chủ đề của môn học. Các khâu tiến hành một hoạt động, một bài dạy hay một chương trình phức tạp, công phu hơn nhiều so với giải pháp cũ, do vậy một vấn đề đặt ra là người giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. - Một trong những năng lực toán học mà học sinh cần đạt là năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán (bao gồm các phương tiện thông thường và bước đầu làm quen với sử dụng công nghệ thông tin) song một ít giáo viên sử dụng thiết bị dạy học (đặc biệt là công nghệ và thiết bị dạy học hiện đại) còn hạn chế nên chưa tối ưu hóa việc phát huy năng lực của học sinh. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng sáng kiến. Năng lực học sinh không tự nhiên sinh ra đã có mà được hình thành và phát triển thông qua hoạt động. Kiến thức và kĩ năng là nền tảng để tạo nên năng lực. Muốn kiến thức và kĩ năng của mỗi học sinh trở thành năng lực phải thông qua các hoạt động thực tiễn phong phú của các em, từ vận dụng kiến thức, kĩ năng để hoàn thành các nhiệm vụ học tập đến giải quyết các tình huống đa dạng của cuộc sống Bởi vậy, phát triển năng lực học sinh còn bao hàm phát triển khả năng thực hành, vận dụng kiến thức; khả năng giải quyết vấn đề của các em. Dạy học Toán học theo định hướng phát triển năng lực học sinh về bản chất là coi trọng thực hiện mục tiêu dạy học hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học và năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán khi tiếp xúc với những “tình huống toán học”, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động lao động. Để nâng cao năng lực toán học của học sinh, mỗi một giáo viên và người làm công tác quản lí cần thực hiện tốt: Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách quyết liệt. Bồi dưỡng nhận thức về giáo dục "Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh" từ phía giáo viên; đổi mới về cách học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Chuyển quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh. Mỗi một giáo viên đứng lớp cần vận dụng tốt các bước tổ chức hoạt động dạy học và đổi mới cách đánh giá năng lực toán học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tổ chuyên môn tổ chức tốt chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong dạy học môn Toán theo tiếp cận nghiên cứu bài học. Sáng kiến được áp dụng trong phạm vi trường tôi phụ trách, song kết quả đã đạt được khá khả quan. Tôi tin tưởng rằng với kinh nghiệm nhỏ bé của mình sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả trong việc dạy học Toán ở trường tôi nói riêng và ở trường tiểu học nói chung. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. Tuy nhiên để sáng kiến trên được thực hiện một cách hiệu quả thì đòi hỏi có sự đầu tư công phu của người dạy, sự tích cực của người học và sự quan tâm, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ban, ngành trong và ngoài nhà trường. Trên đây là một số giải pháp “Chỉ đạo dạy học Toán ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào trường tôi đang công tác. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến được đưa vào thực hiện đạt hiệu quả cao./. Tôi xin chân thành cảm ơn! Môc lôc TT Nội dung Trang 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 2 1.1. Lí do chọn sáng kiến. 1 3 1.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến. 2 4 1.3. Điểm mới của sáng kiến. 2 5 2. PHẦN NỘI DUNG 2 6 2.1. Thực trạng của vấn đề Dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong môn Toán học lớp ở trường tôi đang công tác. 2 7 2.2. Một số giải pháp chỉ đạo dạy học Toán ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 5 8 2.2.1.Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 5 9 2.2.2. Bồi dưỡng nhận thức về giáo dục "Dạy học Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh" từ phía giáo viên. 6 10 2.2.3. Chỉ đạo đổi mới về cách học theo hướng phát triển năng lực của học sinh. 7 11 2.2.4. Chuyển quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh. 9 12 2.2.5. Chỉ đạo vận dụng tốt các bước tổ chức hoạt động dạy học môn Toán theo theo hướng phát triển năng lực học sinh. 12 `13 2.2.6. Chỉ đạo đổi mới cách đánh giá năng lực Toán học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 16 14 2.2.7. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong dạy học môn Toán theo tiếp cận nghiên cứu bài học. 22 15 2.3. Kết quả đạt được. 23 16 3. PHẦN KẾT LUẬN 25 17 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng sáng kiến. 25 18 3.2. Kiến nghị, đề xuất. 26 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH” Họ và tên: Trần Thị Lệ Bình Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH số 1 Kiến Giang Quảng Bình, tháng 5 năm 2019
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nhân