7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT Tác giả : Sean CoveyChịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập :ĐINH THỊ THANH THỦY Bạn đang đọc:...
CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
Ngày đăng: 19/04/2015, 10:50
CHUYÊN ĐỀ MÔN SINH HỌC VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đã khẳng định một trong những giải pháp quan trọng để phát triển giáo dục là “ Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục”. Bước sang năm học 2014 – 2015, với chủ trương đổi mới mạnh mẽ PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho giáo viên cốt cán các nhà trường ở hầu hết các môn học về đổi mới PPDH và KTĐG theo định hương phát triển năng lực. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy dọc; căn cứ vào hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Bình, Môn Sinh học trường THCS Quảng Liên đã tiến hành tổ chức chuyên đề về “Đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực của học sinh” Nội dung của chuyên đề tập trung vào việc định hướng đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thảo luận nhóm về chuyên đề và phản biện về sản phẩm của môn Sinh học. Chuyên đề đã cung cấp cho các thầy cô giáo trong Tổ chuyên môn, cái nhìn toàn diện về mục tiêu, nội dung, và phương pháp đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Về mục tiêu: + Đối với học sinh – Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn và phân loại đúng năng lực, trình độ của học sinh thúc đẩy học sinh cố gắng khắc phục thiếu xót hoặc phát huy năng lực, sở trường của mình; đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêu đào tạo và yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho người dạy nắm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện của học sinh hoặc nhóm học sinh; cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn. Kết quả đánh giá còn tạo cơ sở cho giáo viên điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình này. + Đối với giáo viên: tạo điều kiện cho người dạy nẵm vững hơn tình hình học tập và rèn luyện của học sinh hoặc nhóm học sinh; Cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp việc học, giảng dạy và giáo dục tốt hơn; kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình PPDH, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình này; Về nội dung: Đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh được tiến hành ở ba khâu quan trọng. Một là: Đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục: Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực và định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp THCS. Hai là: Đổi mới PHDH bao gồm: việc cải tiến các PPDH truyền thống thay thế bằng các PPDH nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, theo tình huống và định hướng hành động đặc biệt là việc tăng cường sử dụng phương tiện dạy học, công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ … Ba là: Đổi KTĐG kết quả học tập của học sinh: chuyển từ đánh giá tổng kết sang đánh giá quá trình; từ đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; xem đánh giá như là một PPDH (tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học); tăng cường sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá. Về phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực: đối với mỗi môn học đều dựa trên nguyên tắc chung về thang đánh giá. Hiện nay có hai thang đánh giá cơ bản : thang đánh giá Bloom (1956): với 6 cấp độ nhận thức: Biết, Hiểu, Ứng dụng, Phân tích, Tổng hợp, thang đánh giá các cấp độ tư duy (Thinking Levels) của GS. Boleslaw Niemierko bao gồm các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao. Các bước tiến hành: Bước 1 – xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực. Bước 2 – Lựa chọn các quan điểm, các thuyết và các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với nội dung của bài giảng hoặc chủ đề đang đề cập nhằm phát huy được các năng lực của người học. Trên đây là chuyên đề về: “Đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”, mà bộ môn Sinh học đã thể hiện trong tiết dạy ở lớp 8B. Qua tiết dạy, tôi nhận thấy đã phát huy được các năng lực của HS: NL tự nghiên cứu SGK, NL tìm kiếm thông tin trên web, NL hoạt động nhóm Và kết quả đánh giá của HS còn tạo cơ sở cho giáo viên điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình này. Giáo viên bộ môn Phan Thanh Phương. định hướng phát triển năng lực học sinh. Về mục tiêu: + Đối với học sinh – Việc đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã góp phần quan trọng trong. “Đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, mà bộ môn Sinh học đã thể hiện trong tiết dạy ở lớp 8B. Qua tiết dạy, tôi nhận thấy đã phát huy được các năng lực của. và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thảo luận nhóm về chuyên đề và phản biện về sản phẩm của môn Sinh học. Chuyên đề đã cung cấp cho các thầy cô giáo trong Tổ
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nhân